Dinh Bà Cố
22 Đ. Hùng Vương, TT. Long Hải, Long Điền, Bà Rịa - Vũng Tàu, Vietnam
Thuyết minh tự động
Ngôn ngữ
- Giá vé (tham khảo)
- Miễn Phí
- Thời gian tham quan (Dự kiến)
- 30 phút
- Giới thiệu
- Rời Tổ đình Thiên Thai, theo lối mòn từ Tổ đình, ngay sát chân núi Dinh Cố, du khách theo con đường tam cấp uốn lượn quanh núi Dinh Cố lên cao 82m để chiêm ngưỡng toàn cảnh đồng bằng trù phú của Long Điền, Tân Thành và xa xa là Xuyên Mộc rừng xanh mờ ảo. Núi Dinh Cố từ trên cao nhìn xuống giống như một “chiếc nón khổng lồ” úp giữa cánh đồng Tam Phước, huyện Long Điền. Trên đỉnh núi Dinh Cố có một ngôi miếu được xây dựng công phu trên những khối đá lớn.
Rời Tổ đình Thiên Thai, theo lối mòn từ Tổ đình, ngay sát chân núi Dinh Cố, du khách theo con đường tam cấp uốn lượn quanh núi Dinh Cố lên cao 82m để chiêm ngưỡng toàn cảnh đồng bằng trù phú của Long Điền, Tân Thành và xa xa là Xuyên Mộc rừng xanh mờ ảo.
Núi Dinh Cố từ trên cao nhìn xuống giống như một “chiếc nón khổng lồ” úp giữa cánh đồng Tam Phước, huyện Long Điền. Trên đỉnh núi Dinh Cố có một ngôi miếu được xây dựng công phu trên những khối đá lớn. Gọi là Dinh Bà Cố, vì theo dân gian tương truyền là miếu thờ một hiền nữ, bà là người miền Trung, không ai biết bà tên họ là gì, bà mất ngoài biển sóng dạt vào bờ, dân làng vớt và chôn cất bà. Mặc dù bức tranh vẽ ngôi miếu nhỏ ngày xưa bị chiến tranh, bom đạn làm cho hoen ố nhưng những dòng lược sử miếu Bà Cố vẫn còn nguyên vẹn: Do hai câu thơ này: Hoành sơn nhứt khúc; Vạn đại linh thiêng (tạm dịch: Hoành sơn một dải, muôn đời linh thiêng) nên thường có bậc siêu nhân ẩn trong núi để tu hành. Tương truyền, thấy nhóm thương thuyền người Thanh xuống biển Nam Hải gặp cơn gió bão, thuyền sắp chìm, Bà xuất thần lộ diện. Nhóm thương thuyền, trong đó có văn sĩ Điền Sơn, lúc về đã viết một bài thơ (bài thơ này vẫn còn được treo ngay cổng tại Dinh Bà Cố) để tạ ân Bà. Rồi từ đó bà xuất hiện thường xuyên hơn, mấy vị kỳ lão vái van đâu được đấy... Theo người dân Tam Phước, ngọn núi này vì có Bà mà trở nên linh thiêng. Người dân đến đây dâng hương, cầu mong cuộc sống gặp nhiều may mắn, hạnh phúc sẽ được toại nguyện. Những huyền thoại thần bí về Bà Cố có thể đã được nhân dân thêu dệt thêm rất nhiều, đâu đó cũng là mơ ước về con người tư đức, công hạnh để nhân dân tôn kính ngưỡng mộ.
Dân làng Tam Phước lập miếu thờ Bà Cố vào năm Kỷ Dậu (1789), lúc đầu chỉ là những căn nhà lá, sau đó được dựng lại kiên cố hơn nhưng trong chiến tranh một phần đã bị hư hại nên vào các dịp hội làng đã nhiều lần tổ chức sửa sang lại. Năm 1987, Dinh Bà Cố được xây thêm nhà khách và sân khấu võ ca để phục vụ khách thập phương trong những ngày diễn ra lễ hội. Lễ vía Bà Cố được tổ chức trong hai ngày 22 và 23/3 (âm lịch), có chiêng trống, có học trò lễ và ba năm một lần có biểu diễn những vở tuồng cổ, tuồng tích thu hút đông đảo du khách tham dự.
Nội dung được dịch tự động, không tránh khỏi sai sót, quý khách có thể đóng góp bằng cách gửi nội dung chỉnh sửa bản dịch thông qua bình luận, chúng tôi sẽ tổng hợp và cập nhật
Chưa có Đánh giá/Bình luận nào được đăng.
Hãy trở thành người đầu tiên đóng góp nội dung cho Địa điểm này.