Di tích lịch sử cách mạng Bến Lộc An (đường Hồ Chí Minh trên biển)
Cầu Sông Ray, Ven Biển, Phước Thuận, Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
Thuyết minh tự động
Ngôn ngữ
- Điện thoại liên hệ
- 0254 3607 175
- Giá vé (tham khảo)
- Miễn Phí
- Thời gian tham quan (Dự kiến)
- 15 Phút
- Giới thiệu
- Vị trí cửa biển Lộc An đã được khảo sát trong dọc cung đường ven biển và được chọn làm nơi bến tàu không số vận chuyển vũ trang vào Bà Rịa và Đông Nam Bộ. Những điều kiện thuận lợi như việc giáp rừng nguyên sinh, hệ chi lưu chằng chịt của sông Ray và trục đường biển Xuyên Mộc, cùng mùa bão vẫn có thể neo thuyền; đã giúp cửa biển Lộc An được lựa chọn để trở thành một trong những bến tàu cho Đoàn tàu không số cập bến, vận chuyển vũ trang.
Di tích lịch sử đoàn tàu không số Lộc An - Đường Hồ Chí Minh trên biển
I. Tên gọi: Bến Lộc An.
Nguồn gốc tên gọi: làng Lộc An thuộc Tồng Phước Hưng Hạ, Phủ Phước Tuy – Tỉnh Bà Rịa (nay thuộc ấp Lộc An, xã Phước Long Hội, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Vì có cửa sông Ray để ra biển thuộc địa phận của ấp nên nhân dân trong vùng gọi cửa biển này là Bến Lộc An.
II. Địa điểm và đường tới di tích:
Bến Lộc An giáp ranh giữa xã Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc và xã Phước Long Hội huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây là cửa ngõ của dòng sông Ray, một con sông nhỏ dài chừng 75 km, bắt nguồn từ Tân Phong và núi Chứa Chan chảy xuống phía Nam Xuân Lộc (Đồng Nai), qua Xuyên Mộc, Long Đất rồi đổ ra cửa biển.
Lộc An nằm ở giữa tuyến ven biển của miền Đông Nam Bộ từ Kẻ Gà (Hàm Tân – Bình Thuận) đến cửa Cần Giờ (Thành Phố Hồ Chí Minh). Lộc An cách Vũng Tàu 15 km về phía Bắc, cách thị trấn huyện Xuyên Mộc khoảng 10 km về phía nam. Nếu đi bằng đường bộ 23 về Bà Tô, Phước Bửu cách cửa Lộc An khoảng 7 km. Đi từ mũi Hồ Tràm (Phước Bửu – Xuyên Mộc) dọc theo ven biển tới Lộc An khoảng 9 km.
III. Sự kiện - Nhân vật - Lịch sử:
1. Về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý :
Lộc An nằm trên dọc ven biển từ Hàm Tân tới Xuyên Mộc. Đây là khu rừng nguyên sinh trải dài hơn 15 km, là loại rừng kín ẩm, luôn giữ được màu xanh nhiệt đới trên bờ biển Đông. Đây còn là rừng cấm Quốc gia Phước Bửu, trong đó có nhiều loại gỗ quý như: cẩm lai, gõ, căm xe… Động vật gồm các loại quý như: nai, cheo, chồn khỉ, heo rừng, các loại chim…
Lộc An và các khu vực khác xung quanh tương đối bằng phẳng, có địa hình bán trung du, độ cao trung bình từ 10 đến 15 m so với mặt biển và thuộc vùng bán nhiệt triều, biên độ triều cao nhất là 3,9 m, thấp nhất là 0,6 m. Một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Quanh năm được mặt trời chiếu sáng là môi sinh thuận lợi cho sự phát triển của các loại thực vật.
2. Về con người Lộc An:
Là vùng đất nằm ở địa đầu miền Đông Nam Bộ, Lộc An và các vùng xung quanh như Hồ Tràm, Phước Bửu, Bình Châu…là những nơi có cư dân người Việt từ đàng ngoài vào sinh cơ lập nghiệp từ thế kỷ thứ XVII, XVIII. Nghề nghiệp của họ chủ yếu là làm lúa nước và đánh bắt hải sản.
Ngoài ra còn một vài nhóm nhỏ cư dân bản địa lâu đời ở vùng này như dân tộc Chơ Ro, Sê Tiêng. Họ sinh sống ven các khe suối, ven bờ sông Ray, sâu trong rừng, phát rừng làm rẫy và săn bắt thú.
Trong thời kỳ phong kiến nhất là dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, đời sống của nhân dân rất khổ cực. Khi có ánh sáng cách mạng của Đảng soi đường, người dân vùng biển Lộc An, Phước Hải đón nhận với một quyết tâm cao. Phước Hải trở thành chiếc nôi cách mạng đầu tiên của tỉnh Bà Rịa, nơi có chi bộ Đảng Cộng Sản ra đời sớm nhất tỉnh (1934).
Tóm lại: Với vị trí, địa lý môi sinh thuận lợi trong hai cuộc kháng chiến vững chắc của quân dân ta. Ngoài ra, nơi đây có thể xây dựng bến cảng và có tiềm năng khai thác và đánh bắt hải sản.
3. Lộc An trong thời kỳ chống thực dân Pháp (1945 - 1954):
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Lộc An và các vùng ven biển Xuyên Mộc – Long Đất trở thành căn cứ kháng chiến của tỉnh Bà Rịa với tên gọi căn cứ xuyên Phước Cơ. Nơi đây còn là đầu cầu liên lạc từ Nam Bộ ra Trung ương và ngược lại đồng thời là nơi đón nhận sự chi viện của Trung ương cho các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Giữa năm 1946, đồng chí Nguyễn Tấn Cách và Nguyễn Văn Phúc rời Hồ Tràm (Phước Bửu) ra Quảng Ngãi báo cáo tình hình địa phương với Ủy ban kháng chiến Nam Bộ đang đóng ở đây và xin Trung ương chi viện vũ khí.
Tháng 5/1946, chuyến ghe chở hàng chi viện của Trung ương cập bến Hồ Tràm, chuyến hàng gồm: một trung đội, vũ khí và 400.000 đồng. Đây là chuyến hàng quan trọng để phát triển lực lượng vũ trang của tỉnh Bà Rịa cũng như phong trào kháng chiến ở địa phương.
Giữa năm 1952, vùng biển Xuyên Mộc – Long Đất còn là địa bàn hoạt động của tiểu đoàn 320 – tiểu đoàn vận chuyển hàng chiến lược của liên khu miền Đông. Nhiệm vụ chính của tiểu đoàn là tiếp nhận và vận chuyển hàng chi viện của Trung ương từ Hàm Tân – Xuyên Mộc về chiến khu D, đưa đón cán bộ từ Trung ương vào Nam Bộ và ngược lại.
Suốt 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân vùng biển Xuyên Mộc – Long Đất đã dũng cảm chiến đấu, phục vụ chiến đấu, góp phần cùng toàn tỉnh, cùng cả nước giành thắng lợi to lớn, đánh bại thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập tự do cho tổ quốc.
4. Lộc An trong thời kỳ chống Mỹ xâm lược (1954 - 1975):
Sau những năm tháng đồng khởi (1960), vấn đề trang bị vũ khí cho các lực lượng vũ trang giải phóng rất cần thiết. Trung ương Đảng quyết định chi viện vũ khí và cán bộ cho miền Nam bằng tuyến đường biển.
Đầu năm 1961, Trung ương Cục miền Nam đã cho người về vùng bí ẩn Xuyên Mộc – Bà Rịa nghiên cứu địa hình, tổ chức lực lượng, chuẩn bị bến bãi và cơ sở vật chất để tiếp nhận vũ khí của Trung ương chi viện cho chiến trường miền Đông Nam Bộ. Sau từng bước triển khai, thăm dò, nghiên cứu cả một đoạn dài ven biển tử Kẻ Gà, Hàm Tân đến Hồ Cốc, Lộc An các đồng chí quyết định chọn sông Ray và cửa biển Lộc An làm địa điểm đón tàu.
Lộc An có thuận lợi là lòng lạch khá sâu có thể tiếp nhận tàu từ 20 - 100 tấn. Cây cối rậm rạp mọc sát hai bên bờ sông, đất lại bằng, có thể triển khai lực lượng khuân vác dễ dàng. Tuy nhiên, Lộc An là một bãi ngang, tàu vào dễ bị mắc cạn nếu không nắm được thủy triều lên xuống.
Một thực tế là phong tào cách mạng ở Xuyên Mộc lúc này đang gặp nhiều khó khăn. Địch đã hủy diệt các làng xóm, gom dân vào các ấp chiến lược để cô lập và tách nhân dân với cách mạng.
Trước tình hình đó, tháng 6 năm 1963 đồng chí Nguyễn Văn Chí (Sáu Chí), phó bí thư Khu ủy miền Đông xuống Xuyên Mộc triển khai quyết định thành lập đoàn vận tải 1500 trên cơ sở 200 cán bộ, chiến sĩ do Mai Văn Bình làm trưởng đoàn đoàn và Nguyễn Văn Chí làm chính ủy đoàn.
Nhiệm vụ chủ yếu của đoàn 1500 là khảo sát thực địa, đo đạc các lòng lạch, nắm quy luật nước thủy triều lên xuống, tạo bến bãi tiếp nhận tàu… Đồng thời với việc khảo sát, nghiên cứu địa hình, đoàn 1500 cho triển khai đào địa đạo, hầm bí mật và hệ thống giao thông bào công sự để cất giấu và bảo vệ vũ khí trước khi chuyển đi.
Những tháng cuối năm 1963, nội bộ chính quyền Ngô Đình Diệm mâu thuẫn gay gắt. Trong phong trào phá ấp chiến lược lan rộng ở Xuyên Mộc, Long Đất và trong toàn Tỉnh. Hệ thống ấp chiến lược của địch ở Muyên Mộc bị phá vỡ. Lực lượng cách mạng đã làm chủ một vùng rộng lớn, điều quan trọng là làm chủ vùng ven biển chạy dài từ Bình Châu xuống Hồ Cốc, Hồ Tràm, Lộc An.
Vào đầu tháng 11 năm 1963, đoàn 1500 đã cơ bản hoàn thành bước chuẩn bị tiếp nhận tàu vũ khí tại Lộc An, đoàn đã mở được bến bãi, kho tàng cất giấu và bảo quản hàng, đảm bảo lương thực cho các lực lượng tập kết về làm "nhiệm vụ đặc biệt". Cán bộ, chiến sĩ của đoàn đã sẵn sàng làm nhiệm vụ tiếp nhận tàu hàng của trung ương tại Lộc An.
- Chuyến hàng chiến lược:
Khi công việc chuẩn bị vừa tạm ổn thì đoàn 1500 nhận được điện của Bộ chỉ huy Miền là từ ngày 28 đến 30 tháng 11 năm 1963 tàu sẽ vào, chuyến tàu khởi hành từ một quân cảng đặc biệt trên cảng Cát Bà, chạy ngược về phía đảo Hải Nam (Trung Quốc) rồi quay mũi theo hải phận quốc tế về phía Nam chuyến tàu này do Lê Văn Một làm thuyền trưởng, Đặng Văn Thanh làm Chính trị viên.
Con tàu bằng gỗ do cục cơ khí Bộ giao thông vận tải đóng tại Hải Phòng. Tàu dài 30m, rộng 5.6m, có sức chở 50 tấn được đóng theo dạng ghe bầu – một loại ghe đi biển rất chịu sóng. Tàu đóng thấp và kín, buồng lái nhỏ cao hơn một chút vì tàu càng thấp địch càng khó phát hiện.
Đêm 28 tháng 11 năm 1963 tàu vượt qua địa phận Hàm Tân về Lộc an. Khi đó đã gần sáng, nước ròng, thuyền trưởng quyết định cho tàu trở ra hải phận quốc tế đợi đêm sẽ vào.
Vùng biển này thuộc quyền kiểm soát của Bộ tư lệnh vùng ba Duyên Hải ngụy quân Sài Gòn đóng tại Cát Lở (Vũng Tàu). Hàng ngày chúng cho tàu thuyền kiểm soát dọc bờ biển cách bờ từ 2 đến 7 km. Ngoài ra là các khu trực thuộc hạm đội 7 của Mỹ và các máy bay trinh sát, hệ thống ra đa viễn thông.
Tại căn cứ ở Bưng Sậy cách cửa Lộc An gần 3km, Ban chỉ huy đoàn 1500 cũng nhận được điện của Bộ chỉ huy Miền: "Tàu đã tới vùng biển, phải bằng mọi cách đón tàu vào ngay trong đêm, tiếp nhận nhanh, gọn, an toàn", các bộ phận đã vào vị trí sẵn sàng.
Quá nữa đêm tàu đến cửa Lộc An, khi gặp hoa tiêu thì đã ba giờ sáng, con nước đang ròng mạnh. Thuyền trưởng cho tăng ga và mở hết tốc lực để chạy đua với con nước và thời gian nhưng vẫn không kịp. Một cồn cát ngầm nhô lên chặn mũi con tàu và đẩy nó ngập sâu vào cát. Thuyền trưởng quyết định cho ném 18 phuy dầu và một số vũ khí xuống biển để cứu con tàu, song vẫn không nổi lên được. Trời đã sáng dần.
Ban chỉ huy đoàn 1500 huy động tất cả các lực lượng ra bến để tiếp nhận vũ khí. Lực lượng dân công chủ yếu của các cơ quan, đoàn thể trong tỉnh. Một phân đội thường trực trên tàu chuyến vũ khí xuống ghe, còn phần lớn lực lượng đón tại bến và chuyển vũ khí từ ghe về địa điểm Sở Thằng Tây, cách bến gần 3 km. Thủy thủ đoàn tàu đã treo cờ ngụy và phơi lưới ngụy trang. Một phân đội triển lực lượng chiến đấu, sẵn sàng đánh địch khi chúng mò tới.
Tới 10 giờ 30 phút toàn bộ số vũ khí trên tàu được giải tỏa. Số vũ khí thả xuống biển cũng đã dược vớt lên. Hơn 600 dân công của Tỉnh và của đoàn được giao mỗi người 20 kg gùi về căn cứ ngay trong chiều hôm ấy. Số vũ khí còn lại được giấu kỹ trong các bộng cây lớn ở rừng Phước Bửu mà ta đã chuẩn bị từ trước.
Trong thời gian đó một chiếc máy bay trinh sát của địch quần đảo nhiều lần nhưng chúng chỉ thấy một chiếc ghe mắc cạn và mấy ngư dân ở trần phơi lưới.
Xế chiều con nước bắt đầu lên, anh em kéo tàu đưa về bến ở rạch Bà phím cát cách cửa Lộc an gần 2 km. Cả con tàu 20 tấn vũ khí đã được tiếp nhận đầy đủ, an toàn.
18 phuy dầu được anh em lặn lội xuống gần Phước Hải đưa về để trên bãi cát, đến đêm nước ròng lại cuốn trôi ra biển. Ngụy quyền ở Vũng Tàu đã vớt được những phuy dầu này, căn cứ vào những hàng chữ trên phuy chúng đoán là tàu ngầm Liên Xô đổ bộ vào khu vực Bình Châu. Địch điều tiểu đoàn thủy quân lực chiến số 4 đóng tại Vũng Tàu hành quân càn quét khu vực sông Ray. Chúng sục sạo khá kỹ hai bên bờ sông và tìm dấu vết khả nghi trên bãi cát. Nhưng trong 3 ngày sóng biển đã cuốn đi và xóa sạch mọi dấu vết. Bọn địch không dám tiến sâu vào khu vực rừng già.
Con tàu thiếu dầu và gãy láp được ta ém sâu trong vách đất và ngụy trang bằng lá cây rất kín đáo. Máy bay trinh sát của địch quần đảo nhiều lần nhưng không phát hiện được gì. Sau hơn hai tuần không thấy địch mò vào, phán đoán khả năng không bị lộ, ban chỉ huy đoàn đã mua dầu mỡ và liên hệ với Trung ương đưa con tàu về một căn cứ ở Bến Tre sau đó trở ra Bắc.
20 tấn vũ khí được bảo vệ và vận chuyển an toàn gồm: 1500 khẩu súng trường bá đỏ mỗi khẩu kèm 1000 viên đạn, 24 khẩu trung liên và đại liên, 2 khẩu ĐKZ, 10 khẩu cối 60 ly, 20.000 trái mìn và lựu đạn, 5 tấn thuốc nổ TNT.
Toàn bộ vũ khí tiếp nhận từ chuyến tàu đầu tiên tháng 11 năm 1963 tại Lộc An là một tài sản vô cùng quý giá, lực lượng vũ trang của Tỉnh và của miền được bổ sung thêm vũ khí, kịp thời trang bị và đẩy mạnh các hoạt động, mở rộng vùng giải phóng, góp phần giành thắng lợi vang dội trong chiến dịch Bình Giã, đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ ngụy.
Sau khi tiếp nhận thành công chuyến tàu chở vũ khí đầu tiên, đồng chí Trung tướng Trần Văn Trà, Tổng tham mưu phó Quân Đội Nhân Dân Việt nam chỉ thị tiếp nhận một chuyến nữa.
Đoàn 1500 triển khai lực lượng, chuẩn bị bến bãi chu đáo và tiếp nhận an toàn chuyến tàu chở vũ khí đợt hai tại Lộc An, con tàu này bằng sắt và cập bến đúng vào đêm giao giừa tức đêm 12 tháng 2 rạng ngày 13/2/1964.
Tàu được đưa vào gần Bến Trang, vũ khí bốc lên ngay trong ngày và tàu được đưa xuống một điểm đậu khác kín đáo trên rạch sông Sao và ba ngày sau rút ra an toàn.
Trong chuyến tiếp nhận vũ khí lần này, lực lược dân công của huyện tích cực tham gia, ngày đêm luồn rừng lội suối vận chuyển về căn cứ của Tỉnh đội Bà Rịa ở suối Quýt rừng, kịp thời trang bị cho bộ đội đánh địch tại Bình Giã.
Đầu năm 1965, sau thắng lợi ở chiến dịch Bình giã, ta giữ vũng và làm chủ vùng giải phóng Xuyên Mộc – Long Đất, tạo điều kiện thuận lợi cho hậu cần Miền tiếp nhận chuyến tàu chở vũ khí lần thứ ba cập bến Lộc An an toàn vào ngày 15 tháng 3 năm 1965. Đây là chuyến tàu lớn nhất so với hai chuyến trước. Vũ khí chủ yếu là súng trường bá đỏ, trung liên, đại liên, K50, lựu đạn, mìn, thuốc nổ và các loại đạn dược khác. Số vũ khí này được đưa đi trang bị cho các đơn vị Miền chuẩn bị cho việc mở chiến dịch Phước Long – Đồng Xoài.
Nhờ có vũ khí trang bị kịp thời, đến giữa năm 1965 quân và dân huyện Xuyên Mộc đã cơ bản phá banh toàn bộ hệ thống ấp chiến lược, giải phóng 2/3 đất đai, thế làm chủ vững mạnh, chính quyền ở các xã được thiết lập từng bước ổn định đời sống nhân. Cũng sau chuyến tàu chở vũ khí lần này, khả năng Lộc An có thể bị lộ, cấp trên chủ trương xóa bỏ luôn bến này.
Lộc An là một trong những đầu cầu tiếp nhận vũ khí do Trung ương chi viện cho chiến trường Miền Nam bằng đường Hồ Chí Minh trên biển trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Cán bộ, chiến sĩ, nhân dân huyện Xuyên Mộc nói riêng và Tỉnh Bà Rịa nói chung đã dũng cảm, mưu trí đón nhận và bảo vệ an toàn 3 chuyến tàu chở vũ khí của Trung ương tại bến Lộc An trong tình hình khó khăn nghiêm trọng về vũ khí lúc bấy giờ. Nhờ đó, ta kịp thời trang bị cho các đơn vị vũ trang tăng cường hoạt động, diệt hàng loạt đồn bót, phá banh nhiều ấp chiến lược, mở rộng vùng giải phóng, góp phần to lớn vào chiến thắng Bình Giã và cuộc đấu tranh giải phóng đất nước của dân tộc Việt Nam.
IV. Loại hình di tích:
Bến Lộc An thuộc loại hình di tích lịch sử cách mạng.
V. Mô tả di tích:
Di tích Bến Lộc An gồm những điểm sau:
1. Cửa biển Lộc An:
Nơi chuyến tàu chở vũ khí đầu tiên mắc cạn ngày 30 tháng 11 năm 1963. Cửa biển này nằm giáp ranh giữa xã Phước Bửu – huyện Xuyên Mộc và xã Phước Long Hậu huyện Long Đất. Điểm di tích này nằm ở vĩ độ 1070 21'8", kinh độ 10027'43" cửa biển rộng khoảng 750m. Khu vực xung quanh tương đối bằng phẳng. Một bên là xóm cồn cửa thuộc xã Lộc An và một bên là bãi cát chạy dọc theo ven biển. Cửa biển có những cồn cát ngầm nên tạo ra những lòng lạch tàu thuyền loại nhỏ có thể ra vào khi nước cạn.
1. Nơi giấu con tàu đầu tiên sau khi đã bốc xong vũ khí:
Nằm trên rạch bà Phin Cát, vĩ độ 107022'24" kinh độ 10028'25". Rạch có chiều rộng khoảng 20m, sâu từ 2 – 3 mét. Từ cửa bến Lộc An vào đây dài 1.600m. Con tàu đầu tiên đã đậu và sữa chữa ở đây 16 ngày. Cây cối bên bờ um tùm, chủ yếu là đước, dừa nước,giá mắm, cóc,...
2. Điểm con tàu thứ 2 và 3 đậu bốc vũ khí:
Nằm trên rạch sông Sao vĩ độ 107022'37" kinh độ 10029'13" rạch có chiều rộng khoảng 25m, sâu từ 2 - 4m. Điểm này cách cửa biển Lộc An khoảng 3.000m và cách bến Tranh 200m. Vũ khí được chuyển lên bến Tranh qua khu rừng Sác và chuyển về chiến khu D.
3. Điểm con tàu thứ 2 và 3 đậu sau khi bóc xong vũ khí:
Điểm này cũng nằm trên rạch sông Sao, vĩ độ 107022'39" kinh độ 10029'13". Điểm này nằm cách nơi bốc vũ khí gần 300m, cách cửa biển Lộc An 3.200m. Rạch có chiều rộng khoảng 25m, sâu từ 3 – 4m, cây cối 2 bên bờ mọc um tùm.
4. Bến Tranh:
Nơi tập kết vũ khí trước khi chuyển đi chuyến thứ 2 và 3: Bến Tranh nằm ở vĩ độ 107022'41" kinh độ 10029'1", địa hình ở đây tương đối bằng phẳng chủ yếu là cỏ tranh . Diện tích Bến Tranh gần 40.000m2. Bến Tranh cách cửa Lộc An khoảng 2.800m.
5. Bến Khỉ:
Nơi trung đội cảnh gới tiền tiêu Tỉnh Bà Rịa – Long Khánh đóng quân trong thời gian tàu vào. Điểm này nằm ở vĩ độ 107022'7" kinh d9o65 10028'9". Ben61 Khỉ nằm bên cạnh đồi cát, cách cửa Lộc An khoảng 850m.
6. Điểm lấy cát dằn tàu:
Nơi đây chuyến tàu chở vũ khí đợt 3 trước khi rút ra ngoài đã dừng lại bốc cát dằn lên tàu vì trọng tải của tàu khá lớn. Điểm này nằm trên dọc đồi cát bên bờ sông Ray cách cửa biển Lộc An khoảng 1.200m, vĩ độ 107022'18" kinh độ 10028'6".
7. Bưng Sậy:
Nơi đoàn 1500 đóng quân. Điểm này nằm gần cuối rạch Bà Phin Cát cách điểm giấu con tàu đầu tiên khoàng 100m. Địa hình ở đây tương đối bằng phẳng với các loại cây rừng như: đước, giá, su, mắm, cóc…đoàn 1500 chốt tại đây và đảm bảo lương thực cho đoàn và dân công tỉnh trong những thời gian tàu vào. Vĩ độ 107022'55" kinh độ 10028'39".
8. Sở Thằng Tây :
Sở dĩ có tên Sở Thằng Tây vì trong thời Pháp thuộc có đóng quân ở địa điểm này nên nhân dân trong vùng quen gọi là Sở Thằng Tây, điểm này cách cửa biển Lộc An khoảng 2.500m. Nơi đây là điểm tập kết vũ khí chuyến tàu đầu tiên trước khi chuyển đi.
Đây là khu rừng thưa nằm gần ven biển vĩ độ 107023'2" kinh độ 10028'10".
VI. Các hiện vật bất động sản trong di tích:
Di tích Bến Lộc An hiện nay không còn lại hiện vật vì thời gian đã làm thay đổi địa hình, địa vật. Hơn nữa cả 3 chuyến tàu chở vũ khí về Lộc An đều rút ra an toàn. Vũ khí phần lớn được đưa về các căn cứ ở chiến khu B và phân phát cho các đơn vị Miền.
VII. Giá trị lịch sử văn hóa:
Bến Lộc An là một chiến tích đầy thuyết phục về lòng dũng cảm, táo bạo, mưu trí của quân và dân huyện Xuyên Mộc – Long Đất nói riêng và Tỉnh Bà Rịa nói chung. Nơi đây biết bao cán bộ chiến sĩ của Tỉnh Bà Rịa qua chiến đầu bám trụ, đã trưởng thành. Nhân dân xuyên Mộc, Long Đất dướng sự lãnh đạo của Đảng đã vượt qua bao khó khăn thử thách, một lòng một da gắn bó với cách mạng trong suốt 2 thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Lộc An còn là chứng tích của tuyến đường vận tải chiến lược trên biển mà ta quen gọi "đường mòn Hồ Chí Minh trên biển" để chở hàng từ miền Bắc vào chi viện cho cách mạng miền Nam.
Bến Lộc An thực sự trở thành khu di tích lịch sử văn hóa. Khu di tích này cần được đầu tư – bảo vệ, tôn tạo và phát huy tác dụng, đồng thời giáo dục truyền thống cho các thế hệ mai sau.
VIII. Công tác bảo vệ di tích:
Bến Lộc An hiện nay do thời gian và thein6 nhiên tàn phá, đã mất dần đin các dấu vết, cây cối bị chất độc màu da cam và bom phát quang của Mỹ tàn phá, bị con người khai thác nên càng ngày càng mất đi dáng vẻ nguyên sinh vốn có. Hai bên bờ sông và các con rạch ngày càng bị sụt lở do mưa gió và lũ lụt. Vì vậy, công tác trùng tu và tôn tạo rất cần thiết, đặc biệt là bào vệ rừng cây của rừng cấm quốc gia Phước Bửu để giữ gìn giữ cảnh quan chung.
Hiện nay khu di tích này chưa được bảo vệ và sử dụng khai thác hiệu quả nhầm phục vụ tham quan du lịch tại chỗ và thiếu cơ sở pháp lý khoa học, giáo dục truyền thống cách mạng.
IX. Phương án bảo vệ:
Bảo tàng Bà Rịa – Vũng Tàu đề ra phương án sau để bảo vệ, tôn tạo và phát huy tác dụng di tích bến Lộc An như sau:
- Xây dựng hồ sơ di tích bến Lộc An, đề nghị Bộ Văn hóa Thông tin ra quyết định công nhận để đặt di tích dưới sự quản lý của địa phương, ngăn chặn kịp thời sự hủy hoại tới di tích.
- Trước mắt cần tái tạo lại các điểm nơi con tàu đã đậu và bốc vũ khí, các điểm đóng quân của đoàn 1500 và bộ đội Tình Bà Rịa – Long Khánh và các điểm tập kết vũ khí trước khi chuyển đi… để phục vụ khách tham quan và các nhà nghiên cứu thấy được giá trị lịch sử củ bến Lộc An.
- Dựng bia điền quy định khoanh vùng bảo vệ toàn bộ khu vực di tích bến Lộc An.
- Lập luận chứng kinh tế quy định bến Lộc An thành một khu di tích Lịch sử - Văn hóa – Du lịch nhằm bảo tồn và phát huy tác dụng.
- Xây dựng bia biển cấm vi phạm di tích và cấm chặt phá cây trong di tích.
- Xây dựng tượng đài – một chứng tích hào hùng của quân và dân ta trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ để giáo dục cho các thế hệ sau.
X. Cơ sở pháp lý bảo vệ di tích:
Căn cứ vào pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh đã được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam số 14-LCTHĐNN công bố ngày 04/4/1994. Bảo tàng Bà Rịa – Vũng Tàu đề nghị quy định hai khu vực bảo vệ di tích bến Lộc An.
Nội dung được dịch tự động, không tránh khỏi sai sót, quý khách có thể đóng góp bằng cách gửi nội dung chỉnh sửa bản dịch thông qua bình luận, chúng tôi sẽ tổng hợp và cập nhật
Chưa có Đánh giá/Bình luận nào được đăng.
Hãy trở thành người đầu tiên đóng góp nội dung cho Địa điểm này.