Skip to content

Di tích Đài Viba Núi lớn

Núi lớn, Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu

Thuyết minh tự động

Ngôn ngữ

Giá vé (tham khảo)
Miễn Phí
Thời gian tham quan (Dự kiến)
1 giờ
Giới thiệu
Từ ngã tư Bến Đình theo đường Lê Lợi hướng về Bãi Trước, ngang qua ngã ba Lê Hồng Phong - Lê Lợi chừng 10 mét có một có một con đường rải nhựa chạy theo triền núi, đó là con đường đưa du khách lên đỉnh Núi Lớn và parapon (đài Viba). Di Tích được công nhận theo QĐ số 937QĐ/BT, ngày 23/07/1993 của Bộ Văn hóa - Thông tin.

Trong các thời kỳ Việt Nam bị nạn ngoại xâm, độ cao của Núi Lớn luôn là tầm kiểm soát quan sự quan trọng cho việc quan sát và nắm giữ cửa ngõ phía Đông của miền Nam. Vì thế, thời thuộc địa, Pháp đã đặt lên Núi Lớn tám đại pháo kiểm soát các mục tiêu trong khu vực. Thời Mỹ là hai giàn ăng-ten Parapon - đài viba ở độ cao 245 mét để liên lạc phục vụ cuộc chiến tranh. Cũng tại đây quân đội Mỹ đã dựng lên các đồn binh lớn để bảo vệ và theo dõi chiến trường.

Hai giàn ăng-ten được đặt tại Hòn Sụp, đỉnh cao nhất trong dải Ghềnh Rái. Đầu năm 1967, Mỹ tăng cường lực lượng viễn chinh vào Việt Nam và trang bị thêm nhiều phương tiện chiến đấu hiện đại, trong đó có hai giàn ăng-ten parapon - đài viba trên Núi Lớn. Toàn bộ trang thiết bị đều được đưa từ Mỹ sang. Ăng-ten được lắp đặt bằng trực thăng, là một hệ thống các thanh sắt mạ hợp kim liên kết với nhau tạo thành một giàn lớn có chiều cao gần 40 mét, rộng hơn 36 mét.

Diện tích tiếp sóng và phát sóng rất lớn nhờ các thanh giằng cấu tạo hình lõm. Theo các chuyên gia kỹ thuật của quân đội thì hai giàn ăngten này có phạm vi hoạt động rất rộng không chỉ liên lạc được từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam mà còn liên lạc được với cả Thái Lan, Lào bằng hệ thống cáp ngầm (Rô-lăng). Hoạt động của đài viba theo cơ chế lợi dụng sóng biển, nhận tín hiệu qua khúc xạ ánh sáng của sóng biển theo hình sin, nhờ vậy công suất rất lớn và thu phát rất xa.

Vào năm 1968, kỹ thuật thông tin Mỹ đã có thêm thành tựu mới, để nâng cao tính năng của hệ thống ăngten, Mỹ đã lắp đặt thêm hệ thống MRC-85, dùng đèn điện tử, công suất 10kw. Năm 1970 Ăng-ten Parapon - đài viba Vũng Tàu ngừng hoạt động vì bấy giờ Mỹ đã sử dụng kỹ thuật REL-2600, máy bán dẫn để liên lạc. Loại máy mới này cũng được lắp đặt trên Núi Lớn nhưng gọn nhẹ hơn và được bố trí trong nhà.

Sự tồn tại của giàn ăng-ten trên Núi Lớn đã tạo ra cảnh quan đặc thù ở một vị trí rất đẹp của thiên nhiên, là một địa điểm mà du khách đến Vũng Tàu Trong cơn bão cuối năm 2006, một giàn ăng-ten bị đánh sập hoàn toàn, giàn còn lại bị hư hỏng, xuống cấp. Năm 2008, di tích này được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao cho Công ty Cổ phần Du lịch Cáp treo Vũng Tàu tiến hành trùng tu, tôn tạo, bảo vệ, sử dụng và phát huy giá trị. Hiện nay, giàn viba số 1, nằm trong Công ty Cổ Phần Du lịch Cáp treo Vũng Tàu nên khách du lịch và người dân địa phương, nếu muốn chiêm ngưỡng không còn con đường nào khác là phải mua vé... cáp treo. 

Ăng-ten parapon là một công trình quân sự nhằm phục vụ cho bộ máy xâm lược của Mỹ và tay sai trên toàn bộ chiến trường miền Nam, không chỉ là chứng tích chứng minh cho một giai đoạn lịch sử chống Mỹ cứu nước hào hùng của dân tộc Việt Nam, sự tồn tại của hai giàn Viba còn tạo nên nét hài hoà cho thắng cảnh Núi Lớn, là biểu tượng thân quen đối với người dân Vũng Tàu và du khách. Hy vọng trong tương lai, di tích này được quản lý chặt chẽ, có kế hoạch trùng tu, tôn tạo, nhằm gìn giữ giá trị lịch sử đối với người dân địa phương.

Nội dung được dịch tự động, không tránh khỏi sai sót, quý khách có thể đóng góp bằng cách gửi nội dung chỉnh sửa bản dịch thông qua bình luận, chúng tôi sẽ tổng hợp và cập nhật

Chưa có Đánh giá/Bình luận nào được đăng.

Hãy trở thành người đầu tiên đóng góp nội dung cho Địa điểm này.