Skip to content

Nhà cổ Ông Cả Luân

F33W+WP6, Thôn 5, Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu

Thuyết minh tự động

Ngôn ngữ

Giá vé (tham khảo)
Miễn Phí
Thời gian tham quan (Dự kiến)
30 phút
Giới thiệu
Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có hàng trăm ngôi nhà cổ kiến trúc dân gian và kiến trúc Pháp, có giá trị lớn về mặt kiến trúc, văn hóa, lịch sử. Tuy nhiên, chỉ có một số công trình phát huy giá trị, còn lại phần lớn đã xuống cấp hoặc bị lãng quên. Nhà cổ Ông Cả Luân là một trong số ít còn được quan tâm và giữ được giá trị truyền thống tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

Năm 2005, Bảo tàng tỉnh phối hợp với Trung tâm Kiến trúc miền Nam thực hiện đề tài: “Điều tra khảo sát bảo tồn kiến trúc cổ dân gian tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”, trong đó đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc cổ dân gian, gồm: chính sách bảo tồn và phát huy, tuyên truyền giáo dục về các giá trị kiến trúc cổ dân gian, xây dựng các công viên bảo tồn kiến trúc cổ, xây dựng các khu nhà ở theo mốt kiến trúc cổ, các công ty du lịch có thể liên kết với địa phương có nhiều kiến trúc cổ để tổ chức các tour du lịch văn hóa, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị của những “mái nhà xưa” trong đời sống hiện tại. Thế nhưng đã hơn 10 trôi qua, hiện đề tài vẫn nằm im lìm, bởi theo ông Trần Văn Triêm, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh thì các nhà cổ dân gian là do người dân sở hữu, chưa có căn nhà nào được công nhận di tích. Vì thế, chưa có chính sách hỗ trợ họ trong việc bảo tồn.

Được biết năm 2012 và 2014, Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch tỉnh đã 2 lần khảo sát một số căn nhà cổ ở huyện Long Điền, sau đó giới thiệu với các công ty lữ hành mở tour, đưa khách du lịch tới đây nhưng đến nay mới chỉ có Saigon Tourist đưa khách nước ngoài đến thăm quan nhà bà Nguyễn Thị Hồng Hoa và nhận được nhiều phản hồi tốt từ du khách, còn lại những căn nhà khác thì chưa có tour nào tới. Theo anh Nguyễn Đông Bình, hướng dẫn viên của OSC Việt Nam Travel, hiện nay, một số kiến trúc cổ như Bạch Dinh, resort Lan Rừng… nằm trong tour khai thác của công ty. Khách nước ngoài rất thích đến thăm nhà cổ, nhưng nhiều công trình không có người quản lý, dọn dẹp thường xuyên, không có thông tin cụ thể và không được trùng tu nên hướng dẫn viên rất ngại đưa du khách đến.

Từ thực tế trên, nên chăng, cơ quan chức năng nên phối hợp với các doanh nghiệp lữ hành và các địa phương tổ chức khảo sát những công trình nhà cổ dân gian, xây dựng những tour mới, tạo sự mới lạ cho khách thăm quan, đồng thời tăng thêm thu nhập cho người dân để có điều kiện tu bổ công trình. Đối với các công trình kiến trúc cổ Pháp, tỉnh cần có quy hoạch cụ thể, phân loại để đầu tư các công trình trọng điểm nhằm lưu lại dấu ấn lịch sử một thời và có phương án sử dụng, khai thác, phát huy hiệu quả, bảo tồn giá trị của di tích. Có như vậy, những ngôi nhà cổ mới không bị mai một, bị lãng quên và thậm chí bị “xóa sổ” theo thời gian.

Các công trình kiến trúc cổ Pháp thể hiện một lối kiến trúc tiêu biểu của con người. Cần bảo tồn, gìn giữ những công trình này để con cháu mai sau hiểu hơn về một giai đoạn lịch sử của đô thị Vũng Tàu.

Nhà nước và nhân dân nên cùng làm. Tỉnh nên có kế hoạch rà soát lại những căn nhà cổ, hướng dẫn, hỗ trợ người dân cách tu sửa để không làm hỏng giá trị của căn nhà; đồng thời thông qua các ban ngành, giới thiệu các doanh nghiệp du lịch đưa du khách đến thăm quan, vừa để quảng bá nét đẹp văn hóa địa phương, vừa giúp người dân có thêm kinh phí tu bổ căn nhà. Về phía người dân, cần tỉnh táo không nghe lời dụ dỗ của người buôn bán đồ cổ mà bán hết các đồ vật có giá trị trong nhà vì sau này sẽ không bao giờ có điều kiện mua lại được, nên giữ lại giá trị, nét đẹp mà cha ông để lại.

Nội dung được dịch tự động, không tránh khỏi sai sót, quý khách có thể đóng góp bằng cách gửi nội dung chỉnh sửa bản dịch thông qua bình luận, chúng tôi sẽ tổng hợp và cập nhật

Chưa có Đánh giá/Bình luận nào được đăng.

Hãy trở thành người đầu tiên đóng góp nội dung cho Địa điểm này.