Skip to content

Di tích lịch sử cách mạng Khu Căn cứ núi Minh Đạm

Phước Hải, Đất Đỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam

Thuyết minh tự động

Ngôn ngữ

Giá vé (tham khảo)
Miễn Phí
Thời gian tham quan (Dự kiến)
1 giờ
Giới thiệu
Khu căn cứ Minh Đạm (hay còn gọi núi Minh Đạm) nằm ở phía Đông Nam huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có dãy núi chạy theo hướng Đông Tây dài trên 8 km, với độ cao trung bình trên 200 m. Di tích lịch sử cách mạng khu căn cứ Minh Đạm được công nhận là Di tích Lịch sử - cách mạng theo QĐ số: 57VH/QĐ ngày 18/01/1993 - Bộ Văn hóa Thông tin.

Đất Đỏ là một huyện ven biển thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được tái lập vào năm 2004, gồm 06 xã, 02 thị trấn: thị trấn Đất Đỏ, thị trấn Phước Hải, xã Phước Long Thọ, xã Long Tân, xã Láng Dài, xã Lộc An, xã Phước Hội, xã Long Mỹ, có diện tích 18.905 ha, dân số khoảng 74.000 người, phía Đông giáp huyện Xuyên Mộc – biển Đông, phía Tây giáp huyện Long Điền – thị xã Bà Rịa, phía Nam giáp biển Đông, phía Bắc giáp huyện Châu Đức. Huyện có đường bờ biển dài 17,5km, có cửa biển Lộc An từng là bến tiếp nhận vũ khí do các con tàu không số từ Trung ương chi viện cho chiến trường miền Nam.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Đất Đỏ là trọng điểm bình định đánh phá của kẻ thù, đồng thời cũng là trọng điểm chỉ đạo kháng chiến của Tỉnh Ủy Bà Rịa – Long Khánh. Cuộc chiến đấu của nhân dân Đất Đỏ lúc bấy giờ rất ác liệt, gian khổ nhưng cũng hết sức hào hùng, rất nhiều địa danh, các gương hy sinh anh dũng của các đồng bào – đồng chí đã góp phần viết lên những trang sử hào hùng của Đất Đỏ và căn cứ Minh Đạm là một trong những minh chứng lịch sử hào hùng đó.

Từ cuối thế kỷ 19, dãy Châu Viên – Châu Long được trải dài theo địa phận các xã: Tam Phước, Phước Hải, Long Hải, Long Mỹ tạo dựng thành bức tường thành ven biển tương ứng với chiều dài 9km, rộng gần 4km và cao 355,6m so với mực nước biển. Bao phủ khắp dãi núi là đá hoa cương và thạch anh rất rắn chắc, những khối đá đã tạo thành nhiều hang kín đáo và thông với nhau có thể chịu được sự oanh kích tấn công mạnh mẽ của kẻ thù. Trên núi có suối nước ngọt Ngọc Tuyền và hệ thống các khe, suối đảm bảo điều kiện thuận lợi của nguồn hậu cần tại chỗ. Minh Đạm còn là khu rừng với nhiều loại cây lớn nhỏ, dây leo chằng chịt, là nơi sinh tồn, phát triển của nhiều loại muông thú như: heo rừng, khỉ, nai, thỏ, nhiều loài bò sát và chim…

Đêm ngày 13/7/1993 hội Châu Viên đã bí mật rải truyền đơn và treo 6 lá cờ búa liềm ở Đất Đỏ, Long Mỹ và Bà Rịa, lá cờ lớn nhất đã được treo trên đỉnh Chóp Mao – đỉnh cao nhất của dãy núi Minh Đạm.

Căn cứ Minh Đạm còn là nơi ra đời của các chi hội Đảng thuộc hai huyện Đất Đỏ, Long Điền, hầu hết các cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã đều đã hoạt động tại đây. Vào tháng 02/1934 Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Bà Rịa đã được thành lập tại nhà ông Trần Bá Thiên (xã Phước Hải, Đất Đỏ) gồm có 3 đồng chí: đồng chí Trần Văn Cừ làm Bí thư, Nguyên Văn Long, Hồ Tri Tân.

Tên gọi Minh Đạm được xác định từ cuối năm 1948 khi Tỉnh Ủy Bà Rịa quyết định chọn Phước Bửu, Long Mỹ làm căn cứ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Minh Đạm là tên 2 đồng chí Bùi Công Minh và Mạc Thanh Đạm là Bí thư và Phó Bí thư Huyện Ủy Long Điền hi sinh trong lần đi công tác tại ấp Phước Trinh, xã Tam Phước, huyện Long Điền vào ngày 17/11/1948. Để tưởng nhớ 2 người con anh dũng, trung kiên của cách mạng, Đảng bộ và nhân dân huyện Long Đất đã đặt tên hai dãy núi Châu Viên, Châu Long là núi Minh Đạm kể từ đó.

Căn cứ Minh Đạm đã đứng vững qua hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đảng bộ và chính quyền nhân dân các xã đoàn kết chặt chẽ, quyết tâm chiến đấu, kiên trì bám trụ đến hơi thở cuối cùng đễ giữ vũng Minh Đạm, xác định đây là nơi tập trung bộ phận lãnh đạo đầu não của kháng chiến.

Căn cứ Minh Đạm gồm 4 khu chính: Châu Viên, Đá Chẻ, Đá Giăng, Giếng Gạch. Có rất nhiều lò ảng, vì vậy tạo thuận lợi để xây dựng các căn cứ quan trọng như: căn cứ Huyện Ủy, Huyện đội, Quân y, Quân giới, Thị xã cấp…

Thời kỳ kháng chiến chống Pháp:

Trong tình thế khó khăn, bị địch, kìm kẹp, luôn tìm mọi cách để chống phá cách mạng, xung quanh căn cứ có rất nhiều các cứ điểm của địch ngày đêm dội bom, bắn phá. Huyện Ủy phái rút vào lập căn cứ tại một vùng núi hiểm trở để hoạt động, nhưng phong trào cách mạng vẫn phát triển mạnh mẽ, các chiến sĩ cách mạng vẫn bình tĩnh, làm chủ tình thế để kết hợp với lực lượng du kích làm nên những chiến công vang dội. Quần chúng nhân dân vẫn luôn là gốc của cách mạng, dù bị địch ngăn cấm, nhưng công tác hậu cần tiếp tế vẫn hoạt động bình thường, tin tức liên lạc giữa căn cứ và nhân dân vẫn luôn gắn chặt.

Đó chính là biểu hiện niềm tin giữa nhân dân với Đảng, là mấu chốt làm nên chiến thắng trong thời kỳ chống Pháp. Khó khăn nhất là 2 năm 1951 và 1952, hạn hán – mất mùa, giặc Pháp phá hoại mùa màng, giết hại trâu bò, cán bộ chiến sĩ phải ăn măng, chuối, củ nần, củ thiên tuế… nhưng chung ta vẫn kiên trì bám trụ đánh giặc, ngày nào cũng nổ súng đánh địch càn quét quanh căn cứ Minh Đạm, khu vực lộ 44. Chúng ta đã kết hợp với bộ đội địa phương Huyện và tiểu đoàn 300 thực hiện một vài trận đánh ở Truông Sỏi – lộ 23 (15/03/1953) và đánh uy hiếp đồn Con Ó (05/1954).

Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ:

Đầu năm 1962, Mỹ bắt đầu thực hiện “Quốc sách ấp chiến lược” nhằm chia cắt dân với Đảng để dễ truy tìm cách mạng tận diệt. Trên các lộ giao thông: 52, 44 tiền, 44 hậu địch cho lập nhiều trạm kiểm soát, khám xét tất cả hàng hóa, thức ăn nhân dân mang theo ra ruộng rẫy nhằm ngăn chặn dân tiếp tế cho cách mạng. Tại lộ 52 có các đồn: Phước Hòa Long, Phước Lợi, Bờ Đập, Lò Gốm, Chùa Thất, Cầu Bà Mía, Phước Hải, Con Ó, Cầu Tum. Lộ 44 có các đồn: Chợ Bến, Lò Vô, Long Hải, Dinh Cô.

Lúc bấy giờ, các tổ chức cách mạng phải rút vào căn cứ Minh Đạm hoạt động, và từ đây chúng ta đã phát động những cuộc đấu tranh phá ấp chiến lược, đánh phá đường giao thông của địch, đập tan các trận càn của chúng.

Trên căn cứ Minh Đạm có các hang chủ yếu:

Hang Huyện Ủy (1969-1972): Độ cao 150 – 200m, đây là nơi tập trung đầy đủ trí tuệ và nghị lực cách mạng của Huyện Ủy là biểu tượng tinh thần và ý chí chiến đấu kiên cường, bất khuất của quân dân Long Đất. Trong khu vực chung quanh hang được bố trí đầy đủ các bộ phận phòng, ban như: tuyên huấn, thông tin, bảo mật, giáo vụ, bảo vệ…

Hang Huyện đội (1969-1972): Độ cao 210m (diện tích 2mx3m) là nơi BCH quân sự Huyện đã tổ chức chỉ huy trực tiếp lực lượng vũ trang, phục kích, chặn đánh, bẻ gãy nhiều đợt càn quét của Mỹ- Ngụy, lập nhiều chiến công vang dội, hào hùng của quân và dân Long Đất.

Hang Quân y: Độ cao trên 270m là nơi đón nhận các thương binh, các phương tiện cứu chữa gọn nhẹ mau chóng.

Để di chuyển lên núi, chúng ta phải di chuyển theo nhiều con đường khác nhau nhưng chủ yếu là dốc Ông Địa (thông qua hang B2) cao 120m hoặc kẹt Hòn Dung cao 217m…

Hòn Đá Chẻ: Độ cao 323m, là nơi treo cờ của mặt trận giải phóng dân tộc trong suốt thời kỳ chống Mỹ, chính tại nơi đây Huyện Ủy đã tổ chức lực lượng vũ trang và nhân dân triển khai kế hoạch, tổ chức các trận đánh, chặn đứng các mũi tấn công, càn quét nhiều ngày đêm của Mỹ - Ngụy.

Suối Tâm Tình: Trước kia gói là suối Ngọc Tuyền, là nơi nghỉ chân, gặp gỡ trao đổi thông tin liên lạc của các đồng chí cách mạng. Do sự gặp gỡ trao đổi mà nhiều mối tình cũng xuất phát từ nơi đây. Điển hình là tình yêu của đồng chí Nguyễn Đệ (sau này là Trung tướng tư lệnh quân khu 9) và cô Quý (con gái của một ni cô) tại chùa Bồng Lai được nhắc đến qua hai câu thơ:

“Bồng Lai tiên cảnh đá cheo leo

Ai thương cô Quý ráng mà trèo”

Liên tục từ năm 1966 – 1972, bọ đế quốc xâm lược Mỹ và chư hầu đã liên tục dùng mọi âm mưu, thủ đoạn xảo quyệt nhằm hủy diệt căn cứ Minh Đạm, các loại vũ khí tối tân, hiện đại nhất lúc bấy giờ chúng đều đem áp dụng tại đây như: mìn E3, mìn Jip, lựu đạn, thả bom B52 (có cả bom 5t), rải chất độc hóa học, chặn phá đường giao thông tiếp tế lương thực… nhưng dưới sự chỉ đạo của Tỉnh Ủy, Huyện Ủy với khẩu hiệu “Quyết tử giữ Minh Đạm” các chiến sĩ cách mạng đã kiên cường bám trụ, đánh giặc liên tục, không chỉ bằng vũ khí mà bằng cả kinh tế, chính trị.

Trong chiến tranh không chỉ có quần chúng nhân dân mà các sư trụ trì, các tăng, ni, phật tử cũng đã giác ngộ cách mạng rất sớm. Trên núi Minh Đạm có rất nhiều ngôi chùa đều là nơi nuôi, giấu, che chở cán bộ khi bị địch càn quét. Nổi bật nhất là chùa Gạch, chùa Thiên Thai, chùa Long Phước và một số phật tử của các chùa này cũng đã lần lượt vào chiến khu tham gia kháng chiến. trận đánh đồn Nước Ngọt còn có sự giúp đỡ rất lớn của các tăng, ni, phật tử chùa Bồng Lai.

Bằng lòng tin tưởng tuyệt đối vào cách mạng, bằng tinh thần hy sinh mưu trí, sáng tạo, các chiến sĩ tại căn cứ đã vượt qua mọi khó khăn, đã hóa giải được chiến thuật “hàng rào mìn M16-E3”, đánh bại hệ thống “ụ ngầm” và đập tan chiến lược “hàng rào lá chắn”, mở được thế kìm kẹp của địch, bám trụ trong dân, xây dựng cơ sở, bồi dưỡng lực lượng, chiến đấu chóng trả bọn xâm lược bằng những trận đánh ác liệt, làm tiêu hao sinh lực địch, tiêu diệt kẻ thù.

Nơi đây từng ghi dấu một thời oanh liệt của những trận đánh tiêu biểu như:

Ngày 08/6/1966 Lữ đoàn dù 173 Mỹ phối hợp với lính Nam Triều Tiên và lực lượng Ngụy quyền với sự yểm trợ của xe tăng, pháo binh, máy bay tấn công Minh Đạm trong 10 ngày đêm chiến đấu đánh trả quyết liệt, đại đội C25 và du kích các xã đã tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu 100 tên bảo vệ vững chắc khu căn cứ Minh Đạm.

Tháng 05/1968, địch tổ chức 01 trận càn lớn, kết hợp giữa xe tăng pháp đài bay B52, pháo bầy Tây Tây lan. Quân úc mở trận càn quét quy mô vào Minh Đạm, 07 ngày đầu địch sử dụng máy bay ném bom chiến lược B52, dội hàng ngàn tấn bom xuống căn cứ Minh Đạm. Trong trận càn này đại đội 25 của Huyện và du kích các xã đã dùng mìn tự chế bó lại thành 3 quả gài theo đường xe ủi để chặn đánh xe tăng, xe cơ giới Úc, gài lựu đạn trên các cành cây, chỉ cần thân cây lung lay thì lựu đạn sẽ nổ chụp xuống, nhờ cách đánh sáng tạo này mà Minh Đạm được giữ vững, hàng chục xe tăng, xe ủi và kẻ địch đã bỏ xác tại đây. Đây là trận càn dài ngày nhất, quyết liệt nhất vào căn cứ Minh Đạm kể từ trước đến nay. Cán bộ, chiến sĩ trong căn cứ kiên cường, bền bỉ, bám trụ chặn đánh dịch hơn 100 ngày đêm (8/1968), bảo vệ vững chắn căn cứ Minh Đạm.

Ngày 02/02/1969, đại đội 25 (gồm có 23 đồng chí – chỉ có 21 đồng chí có súng) kết hợp với du kích xã Long Mỹ chia làm 3 mũi tấn công và đã tiêu diệt gọn một đại đội “Trâu điên” của sư đoàn 18, thu giữ nhiều súng, quân trang, quân dụng của địch tại Bào Tây xã Long Mỹ. Đây là trận đầu tiên mà C25 cùng với du kích xã đương đầu với một đại đội quân chủ lực khét tiếng và đã đánh thắng. Sau trận này, tỉnh Bà Rịa – Long Khánh đã cho nhân rộng cách đánh trong toàn Tỉnh, gây cho địch nhiều thiệt hại nặng nề.

Tháng 6/1969, C25 phân công cho trung đội 1 (8 đồng chí) đánh địch ngay tại khu vực đá chốt – đập Ông Phá – Sở Bông – chùa Hòn Một. Chúng ta đã dùng mìn M16-E3, mình tự chế gài gần khu vực đá chốt, dụ địch vào bãi mìn đã bố trí sẵn. Kết quả địch sa vào bãi mìn, chết và bị thương trên 33 tên, chúng điều trực thăng HU-IA vào lấy xác nhưng vướng phải mìn chống tăng của ta cài sẵn phát nổ, làm chiếc trực thăng bị hư hỏng nặng. Nhờ vào trận đánh này chúng ta đã tháo gỡ được hàng rào lá chắn của địch cài quanh căn cứ Minh Đạm. Căn cứ Minh Đạm chính là sức sống, là sự hồi sinh mạnh mẽ của các phong trào cách mạng tại địa phương, là tấm lòng son sắc của nhân dân Đất Đỏ nói chung và các xã vung ven nói riêng đối với cách mạng. Thế đất – lòng dân chính là những bước tường thành vũng chắc nhất để các lực lượng cách mạng bám trụ, chiến đấu và chiến thắng. Với những ý nghĩa to lớn và quan trọng đó nơi đây đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia vào ngày 18/01/1993. Để thể hiện sâu sắc truyền thống “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”, để ghi nhớ công ơn của các đồng bào, đồng chí của huyện Đất Đỏ, Long Điền đã hi sinh qua 2 cuộc kháng chiến: chống Pháp, chống Mỹ và bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc, huyện Đất Đỏ, Long Điền đã cho khởi công xây dựng đền thờ liệt sĩ tại căn cứ Minh Đạm vào năm 2004 và khánh thành vào năm 2007 với diện tích gần 2ha, tổng kinh phí lên tới 21 tỷ đồng. Trong đền, thờ 2.692 vị liệt sĩ, trong đó có 7 anh hùng LLVT gồm Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Thị Đẹp, Châu Văn Biếc, Nguyễn Hùng Mạnh, Tạ Văn Sáu, Cao Văn Ngọc.

Hiện nay, căn cứ Minh Đạm có sự kết hợp hài hòa giữa di tích, núi rừng và biển là một tiền năng để phát triển du lịch rất thuận lợi. Hàng năm nơi đây đã đón tiếp trên 200.000 các đoàn khách trong và ngoài nước đến tổ chức chương trình về nguồn, tham quan, cắm trại. Đây thực sự đã trở thành nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ ngày nay.

Nội dung được dịch tự động, không tránh khỏi sai sót, quý khách có thể đóng góp bằng cách gửi nội dung chỉnh sửa bản dịch thông qua bình luận, chúng tôi sẽ tổng hợp và cập nhật

Chưa có Đánh giá/Bình luận nào được đăng.

Hãy trở thành người đầu tiên đóng góp nội dung cho Địa điểm này.