Skip to content

Di tích Lịch sử - Văn hóa đình thần Hắc Lăng và mộ Châu Văn Tiếp

Tam Phước, Long Điền, Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam

Thuyết minh tự động

Ngôn ngữ

Giá vé (tham khảo)
Miễn Phí
Thời gian tham quan (Dự kiến)
30 phút
Giới thiệu
Mộ Châu Văn Tiếp tọa lạc tại ấp Phước Lăng, xã Tam Phước, huyện Long Điền. Ngôi mộ được xây quy mô tương xứng với vị trí của một bậc đệ nhất Công thần nhà Nguyễn. Ngôi mộ nằm cách đình Hắc Lăng khoảng 500 mét đường chim bay. Mộ có diện tích 153 m2, xây bằng gạch, hỗn hợp vôi, mật mía, gồm các công trình: bình phong, cổng mộ, văn bia, cổng tả, cổng hữu, mộ chính, bia hậu chẩm với 2 con nghê chầu. Bên trái mộ Châu Văn Tiếp là ngôi mộ của phu nhân - là bà Cao Thị Cấu, do nhân dân địa phương xây.

Đình thần Hắc Lăng ở ấp Phước Lăng, xã Tam Phước, huyện Long Điền là nơi thờ tự hai vị tướng - hai công thần giỏi của nhà Nguyễn, là: Chưởng cơ Nguyễn Diên - là vị công thần triều Nguyễn, ông mất ngày 16-6-1674, khi ông mất đã Hộ Quốc giúp dân, tỏ ra linh ứng, được các đời vua Gia Long, Tự Đức ban sắc phong thần danh hiệu là “Thần bậc trung” và thờ Quận công Châu Văn Tiếp (1738-1784) là một vị tướng tài, một trong “tam hùng” của đất Gia Định lúc bấy giờ (cùng với Đỗ Thành Nhân và Võ Tánh). Hai Ông được xem là hai vị thần bảo hộ cho đời sống tâm linh của dân làng Tam Phước từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Ban đầu, đình thần là nơi thờ tự ngay trên phần mộ thờ Chưởng cơ Diên lộc hầu Nguyễn Diên; còn đền thờ Quận công Châu Văn Tiếp ở kế bên chùa Bảo Quang (đối diện cổng đình Hắc Lăng). Năm 1946, thực hiện “tiêu thổ kháng chiến” nên cả hai đền bị đốt, riêng đền thờ Diên Công thì bị cháy tới chánh điện. Năm 1975, Ban Tế tự và người dân thỉnh bài vị và ngai thờ Quận công về thờ chung trong đình và gọi tên là đình thần Hắc Lăng đến nay.

Hàng năm, vào ngày 16 - 6 âm lịch, Đình thần Hắc Lăng tổ chức lễ giỗ chung cho hai vị tướng Nguyễn Diên và Châu Văn Tiếp.

Đình thần Hắc Lăng mang nét kiến trúc cổ xưa với mái ngói âm dương, sàn lót gạch tàu, những cột kèo bằng gỗ lim. Trong quần thể đình còn có miếu Bà ngũ hành, miếu Hương chức, miếu Thần Nông, miếu Ông Hổ, sân khấu võ ca, khu đón khách... Tuy nhiên, hiện nay đình đã xuống cấp nghiêm trọng. Ban Tế tự đình thần và người dân ấp Phước Lăng đang cần lắm sự đầu tư kinh phí từ phía nhà nước, các ban ngành và mọi người cùng góp sức, tiền của để cứu lấy một di tích.

Mộ Châu Văn Tiếp tọa lạc tại ấp Phước Lăng, xã Tam Phước, huyện Long Điền. Ngôi mộ được xây quy mô tương xứng với vị trí của một bậc đệ nhất Công thần nhà Nguyễn. Ngôi mộ nằm cách đình Hắc Lăng khoảng 500 mét đường chim bay. Mộ có diện tích 153 m2, xây bằng gạch, hỗn hợp vôi, mật mía, gồm các công trình: bình phong, cổng mộ, văn bia, cổng tả, cổng hữu, mộ chính, bia hậu chẩm với 2 con nghê chầu. Bên trái mộ Châu Văn Tiếp là ngôi mộ của phu nhân - là bà Cao Thị Cấu, do nhân dân địa phương xây. Khu mộ nằm trên phần đất cát, cỏ cây mọc um tùm.

Về cái chết của Châu Văn Tiếp, năm 1771, khi ông mở cuộc tấn công lớn vào quân Tây Sơn trên sông Mân Thít (Mang Thít, Vĩnh Long). Quân Tây Sơn thiệt hại năng, rút lui. Châu Văn Tiếp bị trọng thương và mất ngày 19-10-1784. Do hoàn cảnh chiến tranh lúc bấy giờ, Nguyễn Ánh sai lấy ván thuyền ghép lại làm hòm, dùng bộ nhung phục cấp tướng để tẩm liệm và bí mật cho người đem an táng ông tại một nơi thuộc xã An Hội (Vĩnh Long).

Năm 1788, Nguyễn Ánh cho bốc mộ ông đem về quê vợ ở Hắc Lăng huyện Phước An xưa (ấp Phước Lăng, Long Điền nay) an táng. Nguyễn Ánh cho xây mộ ông, tồn tại đến nay.

Nội dung được dịch tự động, không tránh khỏi sai sót, quý khách có thể đóng góp bằng cách gửi nội dung chỉnh sửa bản dịch thông qua bình luận, chúng tôi sẽ tổng hợp và cập nhật

Chưa có Đánh giá/Bình luận nào được đăng.

Hãy trở thành người đầu tiên đóng góp nội dung cho Địa điểm này.