Skip to content

Địa Đạo Hắc Dịch

tổ 7, ấp 3, xã Hắc Dịch thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Thuyết minh tự động

Ngôn ngữ

Giá vé (tham khảo)
Miễn Phí
Thời gian tham quan (Dự kiến)
30 phút
Giới thiệu
Địa đạo Hắc Dịch là một trong những địa đạo quy mô lớn của miền Đông Nam Bộ, thể hiện tinh thần chiến đấu quật khởi của quân và dân ta trong kháng chiến chống Mỹ. Địa đạo Hắc Dịch được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận là khu di tích văn hoá lịch sử cấp Quốc gia năm 2001. Di tích lịch sử cách mạng địa đạo Hắc Dịch được công nhận là Di tích Lịch sử cách mạng theo QĐ số: 04/201/QĐ-BVHTT ngày 19/01/2001 bởi Bộ Văn hóa - Thông tin.

Địa đạo Hắc Dịch thuộc tổ 7, khu phố 3, phường Hắc Dịch thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nằm cách trục quốc lộ 51 thành phố Hồ Chí Minh đi thành phố Vũng Tàu khoảng chừng 14km. Theo các tài liệu của Bảo tàng tỉnh, địa đạo Hắc Dịch là một trong những địa đạo quy mô lớn của miền Đông Nam Bộ, với tổng chiều dài 2.500m, nằm cách mặt đất từ 4-5m, đường xương sống có chiều rộng từ 0,7 - 0,8m, chiều cao trung bình 1,8m, trải dài trên địa phận các phường Hắc Dịch, Sông Xoài, thị xã Phú Mỹ. Địa đạo Hắc Dịch được Bộ Văn hoá, Thông tin công nhận là Khu Di tích văn hoá lịch sử Cách mạng cấp Quốc gia năm 2001 với Quyết định số: 04/201/QĐ-BVHTT

Vào mùa khô năm 1961, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Bà Rịa, quân và dân Hắc Dịch đã đào địa đạo nhằm bảo vệ lực lượng và xây dựng khu căn cứ kháng chiến lâu dài. Địa đạo Hắc Dịch được chia thành 4 tuyến: Địa đạo Tỉnh ủy Bà Rịa (dài 1.000m), địa đạo Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy (dài 300m), địa đạo Mặt trận giải phóng tỉnh Bà Rịa (dài 1.000m) và địa đạo Tỉnh đội (dài 200m) được xây dựng và hoạt động từ năm 19621 đến 1965. Với vị trí nằm giữa Quốc lộ 15 và tỉnh lộ 2, địa đạo Hắc Dịch trở thành nơi tập trung vũ khí, đạn dược, quân nhu, quân y do những chiếc tàu không số chở từ miền Bắc vào chi viện cho các chiến trường lớn như: Bình Giã, Đồng Xoài, Phước Long. Để phá vỡ phòng tuyến này, Mỹ - Ngụy đã trút xuống đây hàng ngàn tấn bom đạn và chất độc hóa học nhưng không thành công.

Sau năm 1965, các cơ quan lãnh đạo cách mạng kháng chiến tỉnh chuyển dần về vùng Kim Long huyện Châu Đức. Địa đạo của các cơ quan ở Hắc Dịch chuyển giao lại cho đoàn 80 Hậu cần miền Đông Nam Bộ hoạt động và sử dụng cho đến ngày giải phóng.

Trong lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước, giành độc lập thống nhất dân tộc, sự kiên cường bất khuất và ý chí chiến đấu của người dân Việt Nam luôn được hun đúc và thể hiện bằng hành động. Một trong những minh chứng cho điều này chính là việc xây dựng những địa đạo trong lòng đất trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước và Địa đạo Hắc Dịch là một trong những địa đạo góp phần cho chiến thắng oanh liệt đó.

Địa đạo Hắc Dịch sẽ là điểm du lịch thu hút du khách nếu như được trùng tu và liên kết với các điểm du lịch lịch sử cách khác như địa đạo Long Phước và núi Dinh cũng như các loại hình du lịch khác. Đây là khu di tích mang tính chất khu quần thể, là cơ quan đầu não của Tỉnh ủy trong chiến tranh nên việc đầu tư tu bổ, tôn tạo phải đáp ứng yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị, giáo dục truyền thống, tham quan học tập, về nguồn kết hợp phục vụ tham quan văn hóa - du lịch của tỉnh.

Đây là điểm du lịch giáo dục lớp trẻ về tinh thần chiến đấu anh dũng của thế hệ cha anh trong cuộc kháng chiến thống nhất đất nước. Đến tham quan khu di tích địa đạo Hắc Dịch, du khách sẽ cảm nhận được lịch sử đấu tranh gian nan nhưng đầy hào khí của quân dân Hắc Dịch nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung. Âm vang từ quá khứ, âm vang từ lòng đất luôn vang vọng trong lòng mỗi người khi đến tham quan địa đạo Hắc Dịch.

Nội dung được dịch tự động, không tránh khỏi sai sót, quý khách có thể đóng góp bằng cách gửi nội dung chỉnh sửa bản dịch thông qua bình luận, chúng tôi sẽ tổng hợp và cập nhật

Chưa có Đánh giá/Bình luận nào được đăng.

Hãy trở thành người đầu tiên đóng góp nội dung cho Địa điểm này.