Skip to content

Nhà Công Quán

Tôn Đức Thắng, Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam

Thuyết minh tự động

Ngôn ngữ

Giá vé (tham khảo)
Miễn Phí
Thời gian tham quan (Dự kiến)
30 phút
Giới thiệu
Nhà Công Quán phía trước trông ra biển về hướng Đông Nam, phía sau giáp với đường Tôn Đức Thắng hướng Tây Bắc, hông phải giáp bờ biển về hướng Đông Bắc, hông trái giáp với Sở Lưới về hướng Tây Nam. Nhà Công Quán nằm cạnh lối bước ra Cầu Tàu là một ngôi nhà kiến trúc kiểu Tây phương, khiêm tốn nép mình dưới những tán bàng đại thụ.

Nhà Công Quán phía trước trông ra biển về hướng Đông Nam, phía sau giáp với đường Tôn Đức Thắng hướng Tây Bắc, hông phải giáp bờ biển về hướng Đông Bắc, hông trái giáp với Sở Lưới về hướng Tây Nam. Nhà Công Quán nằm cạnh lối bước ra Cầu Tàu là một ngôi nhà kiến trúc kiểu Tây phương, khiêm tốn nép mình dưới những tán bàng đại thụ.

Hiện căn nhà đã thay đổi nhiều, phần lớn cửa gỗ thay bằng cửa kiếng, hệ thống cuốn vòm được thay bằng khung vuông, thay gạch và tráng men bằng xi măng. Ngay trên bức tường hướng ra đại dương có gắn một tấm biển đồng, vuông chừng bốn tấc khắc đậm dòng chữ: “Dans cette maisson vécut le grand compositeur Camille Saint Saens du 20 Mars au 19 Avril 1895, l ’y ahceva l’opera Brunehilda”. Hiện vật ngôi nhà không còn gì, ngay cả biển đồng cũng bị gỡ chỉ còn lại nền bằng gỗ trên tường.

Đây là ngôi nhà khách (Maisson de passeger) được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX sau gọi là Nhà Công quán (thời Mỹ), nơi dừng chân cho lữ khách đến thi hành công vụ tại đảo. Năm 2006, di tích này được trùng tu theo hiện trạng nhà khách vãng lai. Hiện Công Quán là Di tích lịch sử lưu niệm danh nhân thế giới (ở nước ngoài) có ở nước ta. Đó là nhạc sĩ nổi tiếng người Pháp Charles Camille Saint Saens đã lưu lại đây tròn một tháng, từ 20/03 đến 19/4/1895. Trong thời gian ấy, ông đã hoàn tất vở nhạc kịch nổi tiếng Brunehilda. Charles Camille Saint Saens (1835 - 1921) đã đến đây theo lời mời của người bạn cũ là Rousseau, vừa được bổ nhiệm làm Toàn quyền Đông Dương. Có lẽ được chứng kiến nỗi đau quằn quại của những người tù khổ sai hòa giữa cái nắng trời, sắc biển kỳ thú của Côn Lôn đã tạo cho ông những cảm xúc mãnh liệt và đi vào giai điệu tuyệt tác trong chương cuối bản nhạc kịch Brunehilda mà nhạc sỹ Guirand, người bạn quá cố của ông ủy thác.

Đêm 19/4/1895, ông đã thức trắng trong ngôi nhà Công Quán, hoàn thành chương cuối của vở nhạc kịch, và lưu lại nỗi niềm trăn trở vào bức thư gửi cho chúa ngục Jacquet trước khi rời đảo:

... Phong cảnh đảo Côn Lôn thật tuyệt vời. Những nơi đã đi qua, tôi chưa thấy ở đâu đẹp thế, dù ở Tây Ban Nha, Canari, Ai Cập, Xây - Lan hay Angieri. Cũng có thể vì tôi đến với tấm chân tình bè bạn. Tôi hài lòng vì ở đây tôi đã soạn xong 3 chương cuối của vở Opera Brunehilda, thực hiện lời trăn trối của Guirand".

“ ... Tiếc rằng tôi không biết nhiều về con người, về nền văn hóa, nền âm nhạc của xứ này. Nhưng những gì tôi cảm nhận được ở đây đã làm phong phú cảm xúc âm nhạc của tôi, đã khiến tôi tin rằng nền âm nhạc ấy đã phản chiếu cái đẹp, cái nhân hậu, cái phong phú trong tâm hồn người xứ này. Họ đang đau khổ biết chừng nào!”

“ ... Là người làm nghệ thuật, tôi tin chắc rằng: Ở đâu cái đẹp được tôn trọng thì ở đó tội ác bị đẩy lùi, ở đó chẳng cần đến luật pháp ”.

Đó là dấu ấn đẹp đẽ duy nhất của nước Pháp văn minh trên hòn đảo tù này. Những dấu ấn còn lại là của nước Pháp thực dân.

Nội dung được dịch tự động, không tránh khỏi sai sót, quý khách có thể đóng góp bằng cách gửi nội dung chỉnh sửa bản dịch thông qua bình luận, chúng tôi sẽ tổng hợp và cập nhật

Chưa có Đánh giá/Bình luận nào được đăng.

Hãy trở thành người đầu tiên đóng góp nội dung cho Địa điểm này.