Skip to content

Di tích trại Phú Hưng

Đ. Nguyễn Chí Thanh, phường Côn Đảo, huyện Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam

Thuyết minh tự động

Ngôn ngữ

Giá vé (tham khảo)
40.000 VND
Thời gian tham quan (Dự kiến)
30 phút
Giới thiệu
Trại VIII hay còn gọi là trại Phú Hưng, là một trong bốn trại giam do Mỹ Ngụy xây dựng từ cuối năm 1968 hoàn thành năm 1972 với tổng diện tích 26.200m2. Bao gồm 20 phòng, diện tích mỗi phòng 115m2, chia làm 2 khu đối diện nhau, mỗi khu 10 phòng và 4 xà lim. Nhưng chỉ hoàn thành có 10 phòng giam, còn 10 phòng và 8 xà lim đang xây dựng thì Hiệp định Paris được ký kết nên bỏ dở.

Để thực hiện Việt Nam hóa chiến tranh, địch tiến hành xây dựng trại VIII nhằm mục đích giam cầm những người yêu nước, những người chống chào cờ địch cũng đưa về đây. Do đó, Mỹ – Ngụy tăng cường khủng bố đàn áp liên tục về mặt tư tưởng nhằm tiêu diệt lập trường chính trị của người tù.

Trung bình giam khoảng 800 người, đến sau hiệp định Paris được ký kết, do số tù nhân bị đày ra Côn Đảo ngày càng nhiều nên có lúc tăng lên khoảng 1.500 tù nhân. Hàng ngày, chỉ có 6 tù nhân được ra ngoài để khiêng nước sử dụng và tắm giặt, trung bình mỗi ngày được 2 lon guigoz/người. Những lúc tổ chức đấu tranh thì nước sẽ bị bớt lại chỉ còn 1 lon. Thức ăn toàn khô mục, mắm đắng…Hầu như ở đây tù nhân ở đây ngày nào cũng bị đánh đập, tra tấn…. Mỗi lần ra lấy cơm, lấy nước cũng bị đánh trật tự đánh đập thân thể đổ máu, mang thương tích... Người tù đã tổ chức đấu tranh và đưa ra yêu sách:

– Chấm dứt đánh đập

– Cơm ăn đủ no

– Thức ăn có rau cải

– Đau ốm có thuốc men cứu chữa

– Được ra sân tăm nắng hàng ngày

– Cấp phát quần áo

Cuối tháng 7/1972, trại VIII liên tiếp tổ chức đấu tranh bằng nhiều hình thức từ thấp đến cao, yêu cầu giải quyết theo yêu sách. Địch ra sức đàn áp siết bóp đời sống, cấm cố liên tục, hạn chế nước uống, nước tắm,... tăng cường khiêu khích đánh đập anh em ra sinh hoạt bên ngoài.

Năm 1973. Hiệp định Paris được ký kết, khẩu hiệu đòi trao trả là chủ yếu, đòi địch phải công bố hiệp định và nghị định thư, đòi nhanh chống giải quyết đời sống, xóa bỏ các chuồng cọp, hầm đá, không được bắt tù nhân làm khổ sai…Cuối cùng địch đã giải quyết một số yêu sách của người tù.

Di tích trại Phú Hưng đã được Bộ Văn hóa – Thông tin đã ra quyết định số 54-VHQĐ đặc cách công nhận Khu di tích đặc biệt quan trọng của Quốc gia ngày 29/4/1979. Ngày 10/5/2012 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 548/ QĐTT công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.

Nội dung được dịch tự động, không tránh khỏi sai sót, quý khách có thể đóng góp bằng cách gửi nội dung chỉnh sửa bản dịch thông qua bình luận, chúng tôi sẽ tổng hợp và cập nhật

Chưa có Đánh giá/Bình luận nào được đăng.

Hãy trở thành người đầu tiên đóng góp nội dung cho Địa điểm này.