Khu Trưng bày "Nam Bộ Xưa"
TT.Long Hải, huyện Long Điền
Thuyết minh tự động
Ngôn ngữ
- Giới thiệu
- Với khuôn viên rộng 1.000 m, Nam Bộ xưa mở ra một không gian rất xưa của Nam Bộ từ cổng chào, nhà gỗ, mái ngói âm dương, gạch cổ dụng cụ như ti vi, cassette, bàn ghế, hoành phi, câu đối đều rất xưa cũ. Ấn tượng nhất của khu Nam Bộ xưa là bộ sưu tập hàng ngàn món đồ gốm của Nam bộ được chủ nhân trưng bày trong các gian nhà phục vụ khách tham quan.
Với khuôn viên rộng 1.000 m, Nam Bộ xưa mở ra một không gian rất xưa của Nam Bộ từ cổng chào, nhà gỗ, mái ngói âm dương, gạch cổ dụng cụ như ti vi, cassette, bàn ghế, hoành phi, câu đối đều rất xưa cũ. Ấn tượng nhất của khu Nam Bộ xưa là bộ sưu tập hàng ngàn món đồ gốm của Nam bộ được chủ nhân trưng bày trong các gian nhà phục vụ khách tham quan.
Tại khu nhà ba gian ngay chính cổng vào, ông Hoàng Thế Lực rót ly trà thơm lừng, bật nhạc xưa từ chiếc cassette cũ kỹ chạy bằng đĩa và trò chuyện với tôi. Ông Lực cho biết: “Trước khi chuyên sâu vào đồ cổ, tôi làm nghề Bonsai cây cảnh. Những chiếc chậu mini của dòng gốm Cây Mai vào cây để bàn đã làm tôi say đắm và bén duyên thực sự với thú siêu tầm này”.
Đam mê nên ròng rã 20 năm trời, ông Lực đi từ Bắc chí Nam, giao lưu với những người đam mê đồ cổ để có thể sưu tập, sở hữu được những sản phẩm gốm Nam Bộ mà mình yêu thích. Trong đó có những món đồ trị giá hàng tỷ đồng. Theo ông Lực, các sản phẩm được làm bằng gồm từ lâu đã trở thành hàng hóa thiết yếu trong sinh hoạt hàng ngày của cư dân miền Nam, nhất là vùng miền Đông, Tây Nam Bộ. Những sản phẩm lu, hũ, khạp, đèn, tô, chén, muỗng, đĩa, khay trà, hũ, lư hương, bình trà, bình cắm hoa... luôn quen thuộc, hiển diện trong cuộc sống mỗi gia đình. Cũng vì thế mà nghề gốm Nam Bộ phát triển khá sớm, trong đó nổi bật phải kể đến các địa danh Sài Gòn, Đồng Nai và Bình Dương. Theo đó, gốm Nam Bộ xưa có 3 dòng chủ đạo: Gốm Cây Mai, gốm Lái Thiêu và gốm Biên Hoà.
Như đã chạm vào đúng mạch nguồn cảm xúc, ông Lực đứng dậy đẩy chiếc ghế gỗ và dẫn tôi tham quan một vòng. Gian trưng bày đầu tiên để lại ấn tượng ngay từ khi tham quan đó chính là bộ tranh phù điêu có trọng lượng 180kg. “Quần thể tiểu tượng” được làm từ chất liệu gốm Cây Mai có niên đại 1887. Ông Lực cho hay, đây là món đồ ông đã mất nhiều công sức và cả tiền bạc mới có thể sở hữu được. Từ năm 2019 đến nay, sau khi đưa về ông phải giữ gìn cẩn thận. Năm 2023 khu Nam Bộ xưa hình thành ông đặt bộ tiểu tượng trang trọng ngay trung tâm của gian nhà ngang mái ngói.
Ngoài bộ tiểu tượng, trong gian nhà này còn được ông Lực trưng bày rất nhiều món đồ quý hiếm khác như bình rượu thuốc, bức phù điêu thờ thần tài thổ địa có niên đại từ thế kỷ 19; bộ sưu tập gốm chu đậu hộp phấn của quý bà thời xưa có niên đại từ thế kỷ 15-16; ấm rượu bằng gốm được làm từ thời nhà Đường có tuổi đời khoảng 1.300 năm... Ngoài ra xung quanh còn được trưng bày một bộ long sàn được làm từ gỗ mật có cẩn ốc xà cừ, mặt đá đen và một bộ trường kỷ màu mun... như làm đậm thêm chất Nam Bộ xưa trong khu trưng bày.
Dẫn tôi sang một gian trưng bày khác, vừa đi ông Lực vừa giải thích, gốm Nam bộ vốn là dòng gốm bình dị và phổ biến, từ gốm gia dụng đến đồ thờ cúng trong đình chùa, gốm trang trí kiến trúc...Vì vậy trong các gian trưng bày của khu Nam Bộ xưa cũng có đa dạng sản phẩm như: lu chứa nước, các loại hũ men nâu men vàng, chậu mini, chậu bông, nổi, siêu nấu nước, bát, đĩa, ấm, ly uống trà, chai, muỗng, bình rượu, lư hương, thố có nắp, an rửa bút (đồ văn phòng xưa), đĩa ung chính... Theo ông Lực, gốm Nam Bộ xưa rất phong phú về kiểu dáng, đa dạng về chủng loại, cân đối và hài hòa trong tạo hình nhưng lại rất giản dị và mộc mạc. Đặc trưng nổi bật của trang trí gốm Nam Bộ xưa là các hoa văn trang trí với kỹ thuật khắc chìm và phối màu men trên sản phẩm. Nên mỗi một sản phẩm đều có những vẻ đẹp riêng.
Sau một vòng tham quan, ông Lực lại dẫn tôi trở về gian nhà gỗ đầu tiên. Phía sau bộ bàn trà ban nãy chúng tôi ngồi là bộ tranh phù điêu được làm từ gốm cổ có chiều dài 2,5m trọng lượng 180kg, sản xuất từ thế kỷ 19. Xung quanh là hàng trăm món đồ khác được trưng bày trang trọng trong tủ kính hoặc trên giá kệ. Mỗi món đồ đều được chủ nhân chú thích tên sản phẩm, niên đại, chất liệu, lò sản xuất... Đặc biệt với những loại chậu bằng gốm xưa thường có in thơ bằng chữ Hán, ông Lực còn nhờ các chuyên gia dịch thuật lại và in ra để phục vụ khách tham quan, tìm hiểu.
Sau khi chắp nhặt, gom góp được khá nhiều món đồ xưa, cổ, cách đây gần 10 năm ông Lực ấp ủ dự định sẽ mở một khu trưng bày. Nhưng đến cuối năm 2023, khu Nam Bộ xưa mới hình thành với mong muốn được lan toả cái đẹp của đồ xưa, đặc biệt là các sản phẩm được làm từ gốm xưa của Nam bộ đến người dân và khách du lịch. “Tôi hy vọng rằng, Nam Bộ xưa sẽ là điểm dừng chân trên hành trình du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu và là một điểm tham quan, tìm hiểu trở về với Nam Bộ xưa của người dân địa phương”, ông Lực nói.
Nội dung được dịch tự động, không tránh khỏi sai sót, quý khách có thể đóng góp bằng cách gửi nội dung chỉnh sửa bản dịch thông qua bình luận, chúng tôi sẽ tổng hợp và cập nhật
Chưa có Đánh giá/Bình luận nào được đăng.
Hãy trở thành người đầu tiên đóng góp nội dung cho Địa điểm này.