Di tích lịch sử cách mạng dốc Cây Cám
G994+R3M, Láng Dài, Đất Đỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu
Thuyết minh tự động
Ngôn ngữ
- Giá vé (tham khảo)
- Miễn Phí
- Thời gian tham quan (Dự kiến)
- 30 phút
- Giới thiệu
- Di tích lịch sử cách mạng Dốc Cây Cám (xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ) là nơi ghi dấu cuộc tiễn đưa lực lượng kháng chiến miền Đông Nam bộ tập kết ra Bắc vào năm 1954. Ngày nay, những ký ức về cuộc chia tay xúc động này vẫn còn được nhiều người nhắc đến.
Dốc Cây Cám là nơi diễn ra nhiều trận đánh trong lịch sử kháng chiến chống Pháp của quân và dân miền Đông Nam bộ. Tháng 3/1947, lần đầu tiên Chi đội 16 lực lượng cách mạng chính quy của tỉnh Bà Rịa - Long Khánh tổ chức trận phục kích tại dốc Cây Cám - lộ 23, do Chi đội trưởng Huỳnh Văn Đạo trực tiếp chỉ huy trận đánh. Tại trận đánh Dốc Cây Cám, quân ta tiêu diệt nhiều sinh lực và thu được nhiều vũ khí của địch. Cùng với việc phá Cầu Trọng, quân ta buộc địch phải rút bỏ đồn Xuyên Mộc và các xã lân cận. Trận đánh Dốc Cây Cám là một chiến công nổi tiếng của Chi đội 16, mở màn cho hàng loạt trận đánh phục kích giao thông năm xưa như các trận Đá Giăng (Long Đất), Ẹo Ông Từ (Ô Cấp - Vũng Tàu).
Ông Huỳnh Ánh (sinh năm 1932, ngụ xã Phước Hội, huyện Đất Đỏ) là thành viên của Chi đội 16 kể lại: Ngày 7/5/1954, tin chiến thắng vang dội trên chiến trường Điện Biên Phủ làm nao nức lòng quân, dân Long Đất. Điện Biên Phủ đã làm sụp đổ ý chí xâm lược của thực dân Pháp. Hiệp định Genève (ngày 20/7/1954) đã kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Thực hiện hiệp định Genève, ngày 22/7/1954, các lực lượng vũ trang và dân chính Đảng các tỉnh miền Đông Nam Bộ hành quân về khu Xuyên Mộc - Hàm Tân để chuẩn bị tập kết.
Một tháng sau, khi lực lượng vũ trang tập trung về Dốc Cây Cám lên xe quân sự của Pháp đưa đến bến Gò Dầu - Phú Mỹ để sang Vũng Tàu chuyển qua tàu lớn ra miền Bắc tập kết. Dốc Cây Cám là địa điểm được Ban liên hiệp đình chiến ở Đông Nam Bộ chọn làm vị trí tập kết. Chính tại Dốc Cây Cám, cửa ngõ của khu tập kết đã diễn ra cuộc chia tay lưu luyến, xúc động của gần 10 ngàn cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang và dân chính Đảng với hàng vạn đồng bào các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Dọc hai bên đường, đồng bào đưa tiễn lực lượng kháng chiến tập kết ra Bắc hẹn ngày gặp lại ở miền Nam khi đất nước thống nhất. Đến năm 1960, các đoàn quân tập kết được hồi kết trở về Bà Rịa – Long Khánh, hình thành các quân khu, tỉnh đội xây dựng lực lượng quân sự tập trung, tham gia các trận đánh lớn, góp phần vào chiến thắng mùa Xuân năm 1975, thống nhất đất nước.
Với ý nghĩa lịch sử trên, huyện Đất Đỏ đã đầu tư gần 1,6 tỷ đồng để xây dựng công trình lưu niệm Dốc Cây Cám với diện tích 1.036m2, khánh thành ngày 17/12/2009. Kể từ đó, đây là nơi ghi dấu những chiến công hào hùng, những mất mát hy sinh của các thế hệ cha ông một lòng theo cách mạng dưới lá cờ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Ngày 16/5/2012, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định 932/QĐ-UBND xếp hạng Dốc Cây Cám là Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh.
Ông Ngô Ngọc Tình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ, chia sẻ:
“Di tích Dốc Cây Cám có ý n
ghĩa, tác dụng lớn trong giáo dục truyền thống cách mạng tinh thần yêu nước, yêu quê hương cho các thế hệ trẻ, mãi mãi trân trọng giữ gìn, noi theo và tiếp tục phát huy truyền thống đó. Mỗi dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm như thành lập Đảng 3/2, giải phóng miền Nam 30/4, Thương binh liệt sĩ 27/7, Quốc khánh 2/9… tại di tích Dốc Cây Cám đều có những đoàn đến viếng và tham quan, tìm hiểu về di tích lịch sử cách mạng này”.
Nội dung được dịch tự động, không tránh khỏi sai sót, quý khách có thể đóng góp bằng cách gửi nội dung chỉnh sửa bản dịch thông qua bình luận, chúng tôi sẽ tổng hợp và cập nhật
Chưa có Đánh giá/Bình luận nào được đăng.
Hãy trở thành người đầu tiên đóng góp nội dung cho Địa điểm này.