Skip to content

Lễ giỗ cô Sáu Côn Đảo và sự linh thiêng của vị nữ anh hùng dân tộc

Webmaster
2023-08-09 10:29 10812

Lễ giỗ cô Sáu Côn Đảo là dịp thu hút rất đông khách thập phương đổ về huyện đảo xa xôi này, mang theo những nguyện cầu thành tâm để mong được Cô phù hộ và che chở. Vì vậy nếu đang lên kế hoạch du lịch Côn Đảo thì thời điểm tổ chức Lễ giỗ cô Sáu sẽ là lựa chọn cực kỳ lý tưởng dành cho bạn.


Đôi nét về Lễ giỗ cô Sáu Côn Đảo

Võ Thị Sáu - Người anh hùng dân tộc


Nhắc đến cái tên Võ Thị Sáu, tất cả chúng ta đều sẽ bồi hồi xúc động về sự hi sinh của một vị nữ anh hùng dân tộc đã ngã xuống khi tuổi đời còn rất trẻ. Năm 1947 chỉ vừa 14 tuổi, Võ Thị Sáu đã xung phong trở thành chiến sĩ trinh sát trong Đội Công an xung phong tại Đất Đỏ. Đến Tết Canh Dần năm 1950, Võ Thị Sáu tình nguyện làm nhiệm vụ tìm diệt bọn tay sai ác ôn chuyên cướp bóc và đánh đập người dân trong chợ Đất Đỏ. Tuy hoàn thành được nhiệm vụ, diệt được bè lũ tay sai này, nhưng cô Sáu lại bị quân địch đuổi theo và bắt được.


Lễ giỗ cô Sáu Côn Đảo và sự linh thiêng của vị nữ anh hùng dân tộc 2Đài tưởng niệm cô Võ Thị Sáu tại Côn Đảo, là nơi bạn có thể ghé đến dâng hương bất cứ thời điểm nào trong năm

Tháng 4/1950, Võ Thị Sáu đã bị đày về khám Chí Hòa. Thực dân Pháp đã mở phiên tòa xét xử cô án tử hình khi cô mới chỉ 17 tuổi, chưa đủ tuổi thành niên. Đứng trước sự phản đối gay gắt của dư luận, Pháp đã âm thầm đưa cô Sáu ra Côn Đảo vào ngày 21/1/1952. Con tàu mang theo cô Võ Thị Sáu cùng với 40 tù nhân chính trị và 3 tử tù nữa, trong đó chị Sáu là người nhỏ tuổi nhất. Đến ngày 23/1/1952, cô Sáu bị bịt mắt đưa ra pháp trường nhưng vẫn cất cao bài hát “Tiến quân ca”. Đến khi giặc lên nòng súng, cô Sáu vẫn quật cường nhìn thẳng vào kẻ thù mà thét lên: “Đả đảo thực dân Pháp! Việt Nam độc lập muôn năm! Hồ Chủ Tịch muôn năm!”. Thế rồi 7 nòng súng đồng loạt bóp còi nhưng không có viên đạn nào được bắn ra, như một phép màu cô Sáu vẫn không chết. Lúc này bọn đao phủ đều bị hoảng loạn, run rẩy, không ai dám bắn tiếp. Tên đội trưởng Lê Dương vô cùng tức giận, liền rút súng ngắn tiến lại gần và dí tận nóng súng vào thái dương cô, lạnh lẽo bóp cò. 7 giờ sáng ngày 23/1/1952, Võ Thị Sáu ra đi ở tuổi 17.


Đến tận ngày nay, cái tên Võ Thị Sáu vẫn là một dấu son chói lọi cho lòng yêu nước, sự bất khuất của dân tộc Việt Nam. 70 năm từ ngày cô Sáu ra đi, Lễ giỗ cô Sáu Côn Đảo vẫn được tổ chức đều đặn, như một lời nhắc nhở về cái giá mà đồng bào ta đã phải đánh đổi để dành lại được độc lập, tự do.


Thời gian tổ chức Lễ giỗ cô Sáu Côn Đảo


Theo ghi chép trong nhiều văn bản thì ngày cô Sáu bị xử tử là 23/1/1953 dương lịch, tức ngày 27/12/1951 âm lịch, vì thế trước đây Lễ giỗ cô Sáu Côn Đảo được tổ chức định kỳ vào ngày 23/1. Tuy nhiên, từ năm 2010, người dân Côn Đảo đã quyết định sẽ lấy ngày âm lịch để làm giỗ cô Sáu. Vì thế nếu bạn muốn tham dự lễ hội này thì hãy sắp xếp đến Côn Đảo vào ngày 27/12 âm lịch hàng năm nhé. Đây được coi là lễ hội lớn nhất của Côn Đảo, cũng là dịp để du lịch tâm linh Côn Đảo thu hút các du khách gần xa.

Lễ giỗ cô Sáu Côn Đảo và sự linh thiêng của vị nữ anh hùng dân tộc 4Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương lên đài tưởng niệm anh hùng Võ Thị Sáu

Ý nghĩa Lễ giỗ cô Sáu Côn Đảo


Lễ giỗ cô Sáu Côn Đảo là dịp để tất cả chúng ta dâng lên người anh hùng dân tộc những nén nhang mang theo sự tiếc thương và biết ơn vô hạn. Dù trải qua bao nhiêu năm thì tấm gương của người chiến sĩ cách mạng ấy vẫn luôn sáng chói, luôn là điều để thế hệ mai sau tự hào và noi theo.

Lễ giỗ cô Sáu Côn Đảo và sự linh thiêng của vị nữ anh hùng dân tộc 5Những tiết mục văn nghệ tái hiện lại hình ảnh cô thiếu nữ Võ Thị Sáu với một lòng yêu nước nồng nàn và ý chí kiên cường, bất khuất

Lễ giỗ cô Sáu Côn Đảo không chỉ được tổ chức tại mộ và đền thờ của cô, mà mỗi gia đình ở đây cũng đều cùng nhau làm lễ dâng lên cô ngay tại nhà. Ngoài ra, còn có rất nhiều người sắp lễ mang tới mộ cô, từ người dân Côn Đảo cho đến khách thập phương, nườm nượp từ sáng sớm đến khuya, hương khói tại mộ cô Sáu chưa bao giờ ngớt. Từ một vị nữ anh hùng bất khuất ra đi vì dân vì nước, Võ Thị Sáu đã trở thành biểu tượng bảo hộ cho Côn Đảo nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Có rất nhiều những câu chuyện xoay quanh sự linh thiêng của cô Sáu khiến người người đổ về đây, một đức tin mãnh liệt dành cho người chiến sĩ cộng sản đã ra đi ở tuổi 17. Dù không biết bao nhiêu phần trăm trong những câu chuyện này là sự thật thì cô Sáu vẫn mãi mãi là chỗ dựa tinh thần của người dân nơi đây.


Những hoạt động trong Lễ giỗ cô Sáu Côn Đảo


Khá giống với Lễ giỗ chung Côn Đảo, Lễ giỗ cô Sáu Côn Đảo được tổ chức với các hoạt động chính là dâng hương tại mộ và đài tưởng niệm, cùng những tiết mục được các đoàn thể tại Côn Đảo chuẩn bị để tăng thêm không khí trang trọng. Các nghi lễ ban ngày tương đối đơn giản, còn ban đêm thì chủ yếu là dâng hương và dâng lễ, theo quan niệm của người dân nơi đây với những người muốn cầu nguyện cô Sáu phù hộ thì nên dâng lễ vào ban đêm sẽ linh thiêng hơn.Lễ giỗ cô Sáu Côn Đảo và sự linh thiêng của vị nữ anh hùng dân tộc 6Đài tưởng niệm cô Sáu với rất nhiều vòng hoa được gửi đến từ khắp mọi miền Tổ quốc

Những lưu ý khi tham gia Lễ giỗ cô Sáu Côn Đảo


Chuẩn bị đồ lễ dâng lên Cô Sáu


Vì Côn Đảo có địa thế xa xôi, không phải ai cũng có thể mang theo mâm lễ chuẩn bị trước để dâng lên cô được. Vì vậy, khi đến đây bạn có thể tìm kiếm các Địa chỉ mua đồ cúng ở Côn Đảo để đặt lễ. Vì dịp này khách thập phương đổ về đây rất đông nên chi phí đặt lễ cũng sẽ cao hơn so với thông thường, nếu lễ thường thì có khá nhiều cửa hàng chuẩn bị sẵn và bán đại trà. Còn với những bạn muốn chuẩn bị lễ to hoặc có những yêu cầu riêng thì nên liên hệ đặt trước.

Lễ giỗ cô Sáu Côn Đảo và sự linh thiêng của vị nữ anh hùng dân tộc 7Đến ngày giỗ cô Sáu là người dân khắp nơi lại đổ về Côn Đảo, mang theo những mâm lễ đầy ắp dâng lên người anh hùng dân tộc

Khi viếng mộ cô Sáu cần chú ý những gì?

Trong quá trình tham gia Lễ giỗ cô Sáu Côn Đảo và viếng mộ cô, bạn cần đảm bảo trang phục gọn gàng, kín đáo, lịch sự, lời lẽ đúng mực, không cười đùa ồn ã, đặc biệt là khi viếng mộ ban đêm. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thắp nhang tại mộ các chiến sĩ khác ở nghĩa trang Hàng Dương, vì tất cả họ đều là những người có công với dân với nước, đã vì độc lập dân tộc mà ngã xuống.

Ngoài ra, khi đến viếng mộ cô Sáu, bạn nên mang theo tâm thế của một người con dân đất Việt, dành sự thành kính và biết ơn lên người anh hùng dân tộc. Có thể khấn cầu cô Sáu những điều tốt lành, cũng có thể tin cô sẽ phù hộ mình mọi điều như ý. Thế nhưng, khoảng cách giữa lòng tin và sự mê tín dị đoan là rất mong manh, nên bạn đừng để bị những vấn đề tâm linh chi phối quá lớn. Đặc biệt, tại đây có khá nhiều những “cò mồi” mời du khách mua bán và tham gia các hoạt động mê tín dị đoan